Email

info@acman.vn

Hotline

0966 04 34 34

Địa chỉ

Tầng 6, Số Nhà 28, Ngõ 460 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Search
Close this search box.
  1. Home
  2. »
  3. Kinh doanh nhà hàng
  4. »
  5. Khái niệm nhượng quyền trong kinh doanh nhà hàng

Khái niệm nhượng quyền trong kinh doanh nhà hàng

Mục Lục
Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Phương thức kinh doanh ăn uống nhượng quyền thương hiệu đang trở thành xu hướng được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Với vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, và tiềm năng phát triển lớn dựa trên uy tín của thương hiệu, cùng với sự có sẵn của một lượng lớn khách hàng trung thành, đây là một phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích. Vậy nhượng quyền trong kinh doanh nhà hàng là gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi trên.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Franchise, hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu, là một phương thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc tổ chức được phép sử dụng thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể từ bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Bên nhận nhượng quyền phải tuân theo các thỏa thuận được đặt ra bởi bên nhượng quyền của thương hiệu đó.

Có tổng cộng 04 loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản:

– Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện: Đây là một hình thức nhượng quyền mà bên nhận được quyền sử dụng mọi khía cạnh của mô hình kinh doanh, từ sản phẩm đến hình thức quản lý.

– Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: Ở đây, bên nhận nhượng quyền chỉ có quyền sử dụng một số phần nhất định của mô hình kinh doanh, thường là các thành phần cốt lõi.

– Nhượng quyền có tham gia quản lý: Trong trường hợp này, bên nhận nhượng quyền được phép tham gia vào quá trình quản lý kinh doanh theo một cách nhất định.

– Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: Đây là hình thức nhượng quyền mà bên nhận được quyền tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định và được hưởng lợi từ lợi nhuận của doanh nghiệp đó.

Khái niệm nhượng quyền trong kinh doanh nhà hàng

 

2. Cần đảm bảo những điều kiện gì khi thực hiện nhượng quyền?

Để đạt được sự thành công trong quá trình nhượng quyền, có nhiều yếu tố cần xem xét, và đặc biệt, về mặt pháp lý, việc đảm bảo các điều sau đây là rất quan trọng:

– Có đăng ký kinh doanh, đảm bảo quy trình pháp lý được thực hiện đầy đủ.

– Đảm bả đầy đủ các quy định và điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm

– Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ để bảo vệ quyền lợi thương hiệu của doanh nghiệp.

Theo đó, chỉ cần đáp ứng đủ ba yếu tố nêu trên thì việc nhượng quyền sẽ không gặp khó khăn gì. Nếu một trong ba điều kiện trên thiếu sót, bạn có thể đối mặt với những vấn đề và rủi ro lớn về mặt pháp lý.

3. Một số lỗi thường gặp khi đăng ký nhượng quyền thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng khi nhượng quyền, và nhiều doanh nghiệp, tổ chức gặp phải các vấn đề sau:

– Chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu: Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký thương hiệu có thể dẫn đến tình trạng thương hiệu bị đăng ký bởi bên khác hoặc thậm chí chỉ dừng lại ở việc nộp đơn đăng ký mà không nhận được văn bằng bảo hộ. Trong tình hình này, trước khi được cấp văn bằng (thường sau 18 – 24 tháng kể từ khi nộp hồ sơ) thì thương hiệu chưa được Nhà nước công nhận. Mà không có sự công nhận này, thì không thể sử dụng hoặc quyết định về việc sử dụng thương hiệu đó.

– Chậm trễ đăng ký dẫn đến mất thương hiệu: Theo hệ thống “First to file” (người nộp đầu tiên được ưu tiên) của Việt Nam, việc nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ khiến doanh nghiệp không sở hữu được thương hiệu mà họ dự định nhượng quyền, và thậm chí phải mất đi thương hiệu này.

– Đăng ký kinh doanh không đúng loại hình: Nếu một cửa hàng kinh doanh đã thành công và có lãi nhưng lại đang hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, việc mở rộng hoặc góp vốn sẽ bị hạn chế.

– Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Việc không đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sự thuyết phục của đối tác về việc quy trình sản xuất có đảm bảo hay không, mà còn tác động đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

4. Bạn cần làm thủ tục gì khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu?

4.1. Trường hợp bạn muốn nhân rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu

– Chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho một cá nhân hoặc tổ chức khác.

– Chủ sở hữu của thương hiệu, nhãn hiệu được ủy quyền độc quyền sử dụng chúng trong thời gian được bảo hộ theo quy định của pháp luật trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

– Tổ chức hoặc cá nhân khác mong muốn sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu đang được bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải có sự cho phép từ chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu.

– Việc chuyển nhượng thương hiệu này thường được thực hiện thông qua việc ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm cả nhãn hiệu và thương hiệu.

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 của Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các thành phần sau:

 “a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

Tuy nhiên, để thực hiện hình thức này, bạn cần phải có văn bằng bảo hộ cho thương hiệu mà bạn đã sáng lập. Chỉ khi đó, bạn mới đủ điều kiện để chuyển nhượng quyền thương hiệu cho người khác.

4.2. Đối với về vấn đề đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 3 Khoản 1 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại của cá nhân độc lập, thường xuyên, mà không cần phải đăng ký kinh doanh, được quy định như sau:

 “1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Khái niệm nhượng quyền trong kinh doanh nhà hàng - ảnh 2

5. Khái niệm nhà hàng nhượng quyền là gì?

Nhà hàng nhượng quyền, hay còn được gọi là franchise restaurant, là một hình thức kinh doanh trong đó chủ sở hữu của một thương hiệu hoặc công ty đã thành công trong lĩnh vực nhà hàng, cho phép các doanh nghiệp hoặc cá nhân khác (gọi là người được nhượng quyền) sử dụng tên thương hiệu, quy trình vận hành, sản phẩm và dịch vụ của mình để mở và điều hành các cơ sở kinh doanh nhà hàng khác nhau.

Người nhận nhượng quyền thường hưởng lợi từ sự phát triển và tăng trưởng của thương hiệu, cũng như có cơ hội mở và điều hành một doanh nghiệp với sự hỗ trợ và hướng dẫn từ phía người nhượng quyền.

>>> Xem thêm:

Lập bảng dự toán chi phí mở quán ăn cho người mới bắt đầu kinh doanh

Mở nhà hàng cần giấy phép kinh doanh gì?

6. Ưu nhược điểm kinh doanh nhà hàng nhượng quyền

6.1. Ưu điểm kinh doanh nhà hàng nhượng quyền

Khi tham gia kinh doanh nhà hàng nhượng quyền, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích như sau:

– Sự hỗ trợ và hướng dẫn: Mô hình nhà hàng nhượng quyền cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn quan trọng đối với người kinh doanh. Các hướng dẫn rõ ràng về cách vận hành, quản lý, và quy trình kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian và tránh sai lầm trong giai đoạn khởi đầu. Từ lựa chọn mặt bằng, mua sắm nguyên liệu, thiết kế nội thất cho đến quản lý nhân viên và tương tác với khách hàng đều được hướng dẫn chi tiết.

– Tầm ảnh hưởng thương hiệu: Sử dụng thương hiệu đã thành công là một ưu điểm lớn của mô hình nhượng quyền. Thương hiệu đã được xây dựng và có lượng lớn khách hàng trung thành. Mở một cửa hàng dưới tên thương hiệu nổi tiếng giúp bạn hưởng lợi từ tầm ảnh hưởng và lòng tin của khách hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng.

– Quy trình chuẩn hóa, chất lượng đảm bảo: Mô hình nhượng quyền thường có các quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đồng nhất trong toàn hệ thống. Mọi nhà hàng nhượng quyền đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình vận hành được thiết lập, giữ chất lượng sản phẩm và dịch vụ để xây dựng một hình ảnh tích cực và ấn tượng về thương hiệu.

– Hỗ trợ tiếp thị, truyền thông: Một ưu điểm khác của mô hình nhượng quyền là hỗ trợ trong việc quảng cáo và tiếp thị. Người nhượng quyền thường đảm nhận trách nhiệm về quảng cáo và tiếp thị của toàn hệ thống, giúp giảm bớt chi phí và thời gian cho người nhận nhượng quyền. Hỗ trợ có thể bao gồm phát triển chiến dịch quảng cáo, quản lý mạng xã hội, và thiết kế chương trình khuyến mãi.

6.2. Nhược điểm kinh doanh nhà hàng nhượng quyền

Bên cạnh những lợi ích, kinh doanh nhà hàng nhượng quyền cũng có một số nhược điểm:

– Chi phí khởi đầu cao: Một trong những rủi ro lớn của kinh doanh nhà hàng nhượng quyền là chi phí khởi đầu khá đáng kể. Người nhận kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thường phải chi một khoản phí khởi đầu để sử dụng thương hiệu và hệ thống kinh doanh của người nhượng quyền. Ngoài ra, còn có các chi phí liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, và khởi đầu hoạt động kinh doanh.

– Hạn chế sáng tạo: Tham gia mô hình nhượng quyền có thể hạn chế sự sáng tạo và linh hoạt trong quản lý kinh doanh. Người nhận nhượng quyền thường phải tuân theo các quy trình và tiêu chuẩn do người nhượng quyền đặt ra, không được tự do đưa ra các quyết định quan trọng về sản phẩm, dịch vụ, hay chiến lược kinh doanh.

– Chia sẻ lợi nhuận: Mô hình nhượng quyền thường yêu cầu người nhận nhượng quyền chia sẻ một phần lợi nhuận với người nhượng quyền. Ngoài khoản phí khởi đầu, người nhận nhượng quyền thường phải trả một phần doanh thu hàng tháng hoặc hàng năm cho người nhượng quyền, ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và sự tự do tài chính.

– Cạnh tranh nội bộ cao: Mô hình nhượng quyền thường tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà hàng trong cùng hệ thống, khiến người nhận nhượng quyền phải cạnh tranh với các nhà hàng khác trong cùng thương hiệu.

Như vậy, ACMan vừa giới thiệu tới các bạn một số khái niệm cơ bản nhất về nhượng quyền và nhượng quyền trong kinh doanh nhà hàng. Hi vọng những thông tin này có thể giúp ích cho các bạn muốn khởi nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.

Bên cạnh đó, nếu các bạn đang tìm kiếm một giải pháp phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp với nhiều tính năng ưu việt thì có thể tham khảo giải pháp phần mềm quản lý nhà hàng ACMan Bar của chúng tôi. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Group Hỗ trợhttps://www.facebook.com/groups/Acman.vn/

FanpageCông ty Cổ phần ACMan

Công ty cổ phần phát triển công nghệ ACMan

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: sales@acman.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận tư vấn về phần mềm ACMan

Tác giả

Thực Hiện Bởi : acman.vn

Bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Liên hệ tư vấn

Đăng ký ngay, không bỏ lỡ

Thông tin hữu ích mới nhất mỗi tuần: Bài viết chuyên gia, Thư mời hội thảo, Báo cáo chuyên ngành, eBook…
Công ty ACMANTư vấn
Scroll to Top
Nghỉ lễ 10-3

Đăng ký tư vấn

Vui lòng điền thông tin sau. ACMan sẽ liên hệ với bạn trong 24h làm việc