Việt Nam đang ngày càng đón nhận nhiều hơn các làn sóng đầu tư từ nước ngoài vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh việc nắm bắt các chính sách ưu đãi từ chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cũng cần phải nắm rõ những nghĩa vụ mình cần thực hiện khi thực hiện sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Cụ thể là các nhà đầu tư này cần phải nắm rõ các loại thuế mà một doanh nghiệp nước ngoài phải nộp khi hoạt động ở Việt Nam.
Nộp thuế là quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với mọi doanh nghiệp. Từ lúc thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh đến khi giải thể, doanh nghiệp Việt Nam và cả nước ngoài đều phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam. Các khoản thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 103/2014/TT-BTC của Bộ tài chính.
1/ Cơ sở pháp lý
– Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013.
– Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.
– Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
– Căn cứ Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012.
– Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam được áp dụng các loại thuế như sau:
2/ Thuế môn bài
Đây là sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế môn bài được thu hàng năm, mức thu theo bậc dựa vào vốn đăng ký hoặc doanh thu một năm của doanh nghiệp.
Từ ngày 1/1/2017, “thuế môn bài” được thay thế bằng “lệ phí môn bài” theo công văn 5633/TCT-CS ngày 29/12/2015.
a/ Lệ phí môn bài được quy định như sau
– Bậc 1: Trên 10 tỷ, số lệ phí môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/ năm
– Bậc 2: Từ 5 – 10, số lệ phí môn bài phải nộp là tỷ 2.000.000 đồng/ năm
– Bậc 3: Từ 2 – 5 tỷ, số lệ phí môn bài phải nộp là 1.500.000 đồng/ năm
– Bậc 4: Dưới 2 tỷ, số lệ phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/ năm
b/ Vốn đăng ký kinh doanh được xác định dựa trên
– Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty Cổ phần, hợp tác xã.
– Vốn đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân.
3/ Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
a/ Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu tính thuế TNDN) x (Thuế suất thuế TNDN)
b/ Mức Thuế suất đối với các lĩnh vực hoạt động
– Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32 – 50 %.
– Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) là 50 %.
– Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục đọa bàn ưu đãi thuế TNDN là 40%.
– Các lĩnh vực còn lại là 20%.
4/ Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp được tính theo phương pháp mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu. Gồm 2 phương pháp sau:
a/ Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp = [(Giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ bán ra) x (thuế suất thuế GTGT)] – (Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất thuế GTGT khác nhau: mức thuế 0%, 5%, 10%.
b/ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Thuế GTGT phải nộp = (Doanh thu) x (tỷ lệ % để tính thuế)
Tỷ lệ % để tính thuế được tính như sau:
– Hoạt động kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
– Vận tải, dịch vụ, sản xuất hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%
>> Xem thêm:
Một số lưu ý về việc quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2021
Khái niệm thuế giá trị gia tăng vãng lai và cách kê khai thuế GTGT vãng lai
Hướng dẫn hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu – thuế nhập khẩu
5/ Thuế xuất nhập khẩu (Thuế XNK)
a/ Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế theo %
Thuế XNK phải nộp = (Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK) x (Giá tính thuế) x (Thuế suất)
b/ Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối
Thuế XNK phải nộp = (Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK) x (Mức thuế tuyệt đối) x (Tỷ giá tính thuế)
6/ Thuế tài nguyên
Đối tượng áp dụng: các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế
Thuế tài nguyên phải nộp = (Sản lượng tài nguyên tính thuế) x (Giá tính thuế) x (Thuế suất)
7/ Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = (Số lượng hàng hóa chịu thuế) x (Mức thuế tuyệt đối trên đơn vị hàng hóa)
8/ Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) x (Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)
9/ Thuế sử dụng đất
Đối với đất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh thì thuế sử dụng đất được tính theo công thức như sau:
Thuế sử dụng đất phải nộp = [(Diện tích đất tính thuế x giá 1m vuông đất x (thuế suất)] – (Số thuế được miễn, giảm)
Đối với đất phi nông nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh thì áp dụng công thức khác linh động tùy thuộc vào điều kiện thực tế.
Doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần phải thực hiện các khoản thuế theo quy định của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý được các khoản chi phí, thuế, lệ phí này không phải chuyện đơn giản. Phần mềm kế toán ACMan với chế độ song ngữ và đa ngôn ngữ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Để hiểu rõ hơn về các khoản thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc tư vấn thực hiện các loại báo cáo thuế doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Website: acman.vn
Hotline: 0966 04 34 34
Điện thoại: 1900 63 66 85
Email: sales@acman.vn