Email

info@acman.vn

Hotline

0966 04 34 34

Địa chỉ

Tầng 6, Số Nhà 28, Ngõ 460 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. Home
  2. »
  3. Tài chính kế toán
  4. »
  5. Tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải tính…

Tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải tính thuế thu nhập cá nhân không?

Mục Lục
Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, tùy từng trường hợp mà người lao động (NLĐ) được nhận các khoản tiền trợ cấp, bồi thường như: trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, bồi thường thiệt hại,…Vậy, đối với những khoản thu nhập này, người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Nếu có thì cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng như thế nào? Mời Quý thành viên cùng theo dõi qua bài viết sau.

1/ Thuế thu nhập cá nhân từ tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

thue-thu-nhap-ca-nhan-tu-tien-tro-cap-thoi-viecTheo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì trợ cấp thất nghiệp là một trong các chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động nếu đáp ứng các điều kiện hưởng sẽ được làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012.

Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho NLĐ mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Về thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản trợ cấp trên, căn cứ quy định tại Điểm b.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

…b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội…”

Như vậy, theo quy định này, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm không tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế thu nhập cá nhân nếu các khoản trợ cấp trên được chi trả theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trường hợp doanh nghiệp chi trả cho người lao động các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động hoặc trường hợp người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ riêng cho người lao động thì phần vượt mức các khoản trợ cấp và thu nhập từ khoản hỗ trợ của doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập này sẽ chia ra 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Người lao động được doanh nghiệp chi trả tại thời điểm chưa nghỉ việc, giữa hai bên đang tồn tại hợp đồng lao động thì phần thu nhập vượt mức chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, từ khoản hỗ trợ của doanh nghiệp đối với NLĐ nghỉ việc (nếu có) sẽ được tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công để tính thuế TNCN cho NLĐ theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Trường hợp 2: Người lao động được doanh nghiệp chi trả các khoản nêu trên sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động. Lúc này, NLĐ và doanh nghiệp không còn tồn tại hợp đồng lao động nữa nên không áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần để tính thuế đối với phần thu nhập doanh nghiệp chi trả cho NLĐ. Theo đó, phần thu nhập này sẽ tính thuế theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể:

“Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

i. Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

>>> Xem thêm:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi cho thuê nhà

2/ Thu nhập từ bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, ngoài chi trả trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho NLĐ. Tùy từng trường hợp mà mức bồi thường được áp dụng khác nhau.

Về nghĩa vụ thuế TNCN đối với khoản tiền bồi thường khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, tại Công văn 3168/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành đã quy định rất rõ về vấn đề này, cụ thể:

– Các khoản bồi thường thiệt hại Người lao động nhận được do doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo đúng quy định của Bộ luật Lao động thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN.

– Tương tự các khoản trợ cấp nêu trên, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho NLĐ theo chính sách của doanh nghiệp thì phần thu nhập được hỗ trợ này sẽ tính thuế TNCN.

– Trường hợp tại thời điểm chi trả tiền hỗ trợ, người lao động đã có quyết định thôi việc và đã nghỉ việc thì doanh nghiệp khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng mức chi trả từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên, cuối năm người lao động có nghĩa vụ trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ cùng các bạn những quy định về thuế thu nhập cá nhân từ tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động. Hi vọng có thể phần nào giúp đỡ các bạn kế toán và người lao động trong các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và pháp lý.

Bên cạnh đó, để việc lưu trữ, xử lý dữ liệu kế toán trở nên đơn giản và chính xác hơn, quý khách hàng có thể ứng dụng phần mềm kế toán ACMan cho doanh nghiệp của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Phòng kinh doanh Công ty ACMan

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận tư vấn về phần mềm ACMan

Tác giả

Thực Hiện Bởi : acman.vn

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Liên hệ tư vấn

Đăng ký ngay, không bỏ lỡ

Thông tin hữu ích mới nhất mỗi tuần: Bài viết chuyên gia, Thư mời hội thảo, Báo cáo chuyên ngành, eBook…
Công ty ACMANTư vấn
Lên đầu trang
Nghỉ lễ 10-3

Đăng ký tư vấn

Vui lòng điền thông tin sau. ACMan sẽ liên hệ với bạn trong 24h làm việc