Ngày 12/11/2020, Tổng cục Thuế đã có công văn số 4818/TCT-PC giới thiệu một số điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 05/12/2020.
Trong đó có một số điểm mới như thời hiệu xử phạt, tăng mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế, hóa đơn; xác định việc vi phạm với quy mô lớn được xem là tình tiết tăng nặng; thay đổi mức xác định tiền phạt đối với tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, một số điểm lưu ý về điều khoản chuyển tiếp của quy định và một số lưu ý khác. Cụ thể như sau:
1/ Các bổ sung, cập nhật về quy định chung
a/ Phạm vi điều chỉnh
– Bổ sung quy định về việc không áp dụng Nghị định 125/2020/NĐ-CP để xử phạt đối với vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 1).
– Bổ sung quy định rõ các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý thu (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 125/2020/NĐ-CP (khoản 1 Điều 2).
b/ Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
– Công văn số 4818/TCT-PC bổ sung quy định khi pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp của người nộp thuế, nếu bên được uỷ quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được uỷ quyền là đối tượng bị xử phạt (khoản 1 Điều 3).
– Quy định chi tiết các đối tượng bị xử phạt là tổ chức, trong đó quy định rõ đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp, kê khai nộp thuế, sử dụng hóa đơn được xác định là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (khoản 2 Điều 3).
2/ Cập nhật, bổ sung về xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế
Tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm như:
– Vi phạm thời hạn về đăng ký thuế: Hiện nay hành vi này đang áp dụng mức phạt tiền là 400.000 – 02 triệu đồng thì quy định mới phạt tiền từ 01 – 10 triệu đồng. Đồng thời, bổ sung mức phạt với việc vi phạm thời hạn thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh…
– Vi phạm thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế từ 400.000 – 02 triệu đồng lên 500.000 – 07 triệu đồng. Đồng thời chia hành vi nộp thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá hạn thành 02 hành vi nhỏ với mức phạt khác nhau…
>>> Xem thêm:
Nội dung chính của Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Hóa đơn điện tử cho ngành xây dựng
3/ Về xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn
– Không còn quy định riêng về mức phạt với hành vi vi phạm về việc tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử mà thay vào đó là quy về nhóm hành vi vi phạm về lập hóa đơn;
– Giảm mức phạt với hành vi “không lập hóa đơn tổng hợp” từ 04 – 08 triệu đồng xuống 500.000 – 1,5 triệu đồng; “không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng” từ 06 – 18 triệu đồng xuống từ 04 – 08 triệu đồng;
– Bổ sung quy định về vi phạm thời hạn khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn…
Trên đây là một số những điểm mới đáng chú ý của Công văn số 4818/TCT-PC cập nhật, bổ sung Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Hi vọng có thể giúp đỡ các bạn kế toán trong công việc và nghiệp vụ.
Để được trải nghiệm thử miễn phí giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử tích hợp phần mềm kế toán của ACMan, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Phòng kinh doanh Công ty ACMan
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn