Email

info@acman.vn

Hotline

0966 04 34 34

Địa chỉ

Tầng 6, Số Nhà 28, Ngõ 460 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. Home
  2. »
  3. Tài chính kế toán
  4. »
  5. Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ…

Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

Mục Lục
5/5 - (28 vote) cảm ơn bạn thích bài viết

Không phải lúc nào một doanh nghiệp cũng có sẵn tiền mặt để thanh toán mua hàng. Và thanh toán bù trừ công nợ là một hình thức thường gặp trong giao dịch kinh doanh. Vậy khi bù trừ công nợ như vậy thì có được đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ hay không? Cách hạch toán bù trừ công nợ như thế nào? Hãy cùng ACMan tìm hiểu nhé!

1. Thanh toán bù trừ công nợ là gì?

Bù trừ công nợ là giao dịch mua bán và cung cấp hàng hóa lẫn nhau giữa hai đơn vị, khi đó các đối tượng sẽ vừa là người mua đồng thời cũng là người bán. Khi phát sinh giao dịch, giữa hai đơn vị phải hạch toán bù trừ công nợ lập biên bản bù trừ công nợ để cấn nợ cho nhau.

Khi một đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp (vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả), để cấn trừ giữa công nợ, hạch toán bù trừ công nợ kế toán sẽ:

– Xác định các chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả của đối tượng;

– Thực hiện bù trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của đối tượng;

– Cập nhật việc bù trừ công nợ vào sổ theo dõi công nợ của đối tượng.

Và khi các bên  bù trừ công nợ có nghĩa giữa các đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua thì các bạn cần hạch toán bù trừ công nợ lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau.

Trong khi hạch toán bù trừ công nợ trường hợp có sai lệch 2 bên kế toán phải đối chiếu lại với bên thành viên, làm rõ nguyên nhân. Nếu là do lỗi của Chi nhánh B đối với chi nhánh A về số lượng có tăng hơn so với hóa đơn thì chi nhánh A ngay lập tức hủy biên bản đối chiếu công nợ với Chi nhánh B. Và yêu cầu chi nhánh B phải xác nhận và làm lại biên bản đối chiếu.

Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

 2. Các chứng từ cần có để việc bù trừ công nợ là hợp lệ

– Hợp đồng mua bán hàng hóa (Trong điều khoản hợp đồng ghi rõ hình thức thanh toán bù trừ công nợ)

– Biên bản giao hàng, xuất kho

– Hóa đơn GTGT

– Biên bản đối chiếu công nợ hai bên (Có xác nhận của hai bên)

– Biên bản bù trừ công nợ (Có xác nhận của hai bên)

– Chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Phiếu thu (Nếu phần chênh lệch dưới 20 triệu đồng; Giấy báo nợ / Giấy báo có của ngân hàng nếu phần chênh lệch từ 20 triệu đồng trở lên)

3. Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay không?

Về vấn đề này, Ngày 24/06/2015 Tổng cục thuế trả lời trên website: gdt.gov.vn như sau:

“Căn cứ qui định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78 năm 2014 của Bộ Tài chính về các khoản chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thì:

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

– Theo quy định của chính sách thuế giá trị gia tăng thì phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt, do đó việc thanh toán hóa đơn của Công ty bạn được xác định là thanh toán không dùng tiền mặt nên được tính vào chi phí hợp lý tổng số tiền trên hóa đơn.”

Như vậy: Để việc thanh toán hạch toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì cần:

– Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ)

– Biên bản bù trừ công nợ 2 bên (Phải có xác nhận của 2 bên)

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay không?

>>> Xem thêm:

Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Hạch toán thuế bảo vệ môi trường theo Thông tư 133 và thông Tư 200

4. Cách hạch toán bù trừ công nợ

a. Khi Bán hàng hóa

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán

– Doanh thu:

  • Nợ TK 131 (chi tiết)
  • Có TK 511
  • Có TK 3331

– Giá vốn:

  • Nợ TK 632:
  • Có TK 155, 156

b. Khi mua hàng

  • Nợ TK 152, 153, 156…
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331

c. Bù trừ công nợ

  • Nợ TK 331
  • Có TK 131

d. Xử lý phần chênh lệch

– Nếu sau khi bù trừ, doanh nghiệp còn phải thanh toán:

  • Nợ TK 331
  • Có TK 111, 112

– Nếu sau khi bù trừ, khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 131

Cách hạch toán bù trừ công nợ

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về khái niệm thanh toán bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ. Hi vọng có thể giúp đỡ được các bạn kế toán khi gặp phải các trường hợp tương tự.

Bên cạnh đó, khi sử dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi, các nghiệp vụ về nhập liệu, hạch toán bù trừ công nợ và kết xuất dữ liệu sẽ được tự động hóa đến mức tối đa, giúp các bạn kế toán giảm được 80% khối lượng công việc của mình.

Mọi chi tiết liên quan đến giải pháp phần mềm kế toán ACMan xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

Group Hỗ trợhttps://www.facebook.com/groups/Acman.vn/

FanpageCông ty Cổ phần ACMan

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: sales@acman.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận tư vấn về phần mềm ACMan

Tác giả

Thực Hiện Bởi : acman.vn

Picture of Phan Thế Thịnh
Phan Thế Thịnh

Bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Liên hệ tư vấn

Đăng ký ngay, không bỏ lỡ

Thông tin hữu ích mới nhất mỗi tuần: Bài viết chuyên gia, Thư mời hội thảo, Báo cáo chuyên ngành, eBook…
Công ty ACMANTư vấn
Scroll to Top
Nghỉ lễ 10-3

Đăng ký tư vấn

Vui lòng điền thông tin sau. ACMan sẽ liên hệ với bạn trong 24h làm việc