Email

info@acman.vn

Hotline

0966 04 34 34

Địa chỉ

Tầng 6, Số Nhà 28, Ngõ 460 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. Home
  2. »
  3. Tin hoạt động
  4. »
  5. Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không?

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không?

Mục Lục
Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không?

   Khi mã số thuế bị đóng, doanh nghiệp có được xuất hóa đơn hay không? Hay thời gian này mà vẫn xuất hóa đơn thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Hoặc cách xử lý xin mở lại mã số thuế ra sao luôn là những câu hỏi mà các doanh nghiệp quan tâm khi phát hiện bị đóng mã số thuế.

Và tất nhiên, đây không chỉ là vấn đề từ một phía. Các doanh nghiệp nhận hóa đơn của các công ty bị đóng mã số thuế thì hóa đơn này có hợp lệ hay không? Trong bài viết này, ACMan sẽ giúp các bạn làm rõ các vấn đề này.

1 Đóng Mã số thuế là gì?

kinh-nghiem-ap-dung-hoa-don-dien-tu-cua-cac-nuoc

   Đóng mã số thuế là trường hợp mà trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, công ty bị ngừng hoạt động do bị đóng mã số thuế. Và doanh nghiệp không thể nào thực hiện được các công việc như nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung về việc đăng ký kinh doanh,…

Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC về trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau:

“Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng các tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất, thất lạc sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các cá nhân, tổ chức đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”

Nguyên nhân về việc bị đóng Mã số thuế Doanh nghiệp được quy định tại khoản 2, điều 15 của Thông tư 80/2012/TT-BTC, cụ thể:

“Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo. Mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế. Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế”.

Và những trường hợp bị đóng mã số thuế theo quy định của cơ quan thuế, thì phần lớn là do:

  • Không hoạt động ở nơi đăng ký kinh doanh
  • Không nắm được vững vàng những quy định về thời hạn kê khai và nộp tờ khai thuế
  • Không nắm vững được những quy định về nộp thuế và chậm nộp thuế là như thế nào?
  • Không nhận được những thông báo của Chi cục thuế trực tiếp đang quản lý mình
  • Không có bộ phận theo dõi kê khai và nộp thuế để thực hiện những quy định và thông báo của Cơ quan thuế theo yêu cầu.

2. Nếu bị đóng Mã số thuế Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không?

   Câu trả lời cho việc khi bị đóng Mã số thuế chính là Doanh nghiệp không được phép xuất hóa đơn. Tất cả các hóa đơn được xuất trong thời gian này đều không có giá trị sử dụng và được coi là hóa đơn bất hợp pháp.

Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm trong việc sử dụng các hóa đơn bất hợp pháp này, thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của phát luật tại Điều 22 TT 39/2014/TT-BTC: “Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng”.

Mức phạt cho hành vi xuất hóa đơn này quy định rõ ràng tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).”

Như vậy, đối với doanh nghiệp đang trong thời gian bị đóng mã số thuế mà xuất hóa đơn thì sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

3. Thủ tục xin mở lại Mã số thuế Doanh nghiệp

   Trước tiên, doanh nghiệp nên tìm hiểu lý do vì sao bị đóng mã số thuế. Sau đó ngay lập tức khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến việc bị đóng mã số thuế. Thay đổi trụ sở doanh nghiệp nếu không hoạt động tại trụ sở, nộp đầy đủ các loại giấy tờ khai theo đúng quy định.

Tiếp theo là gửi công văn xin mở lại Mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời gian là 5 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế.

Tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế mà có mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ.

Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.

4. Hóa đơn điện tử: giải pháp cho vấn đề xuất – nhập hóa đơn của doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

   Hiện nay, có rất nhiều trường hợp xuất hóa sau khi bị đóng mã số thuế do các nguyên nhân khách quan không đến từ phía doanh nghiệp. Cụ thể là doanh nghiệp không biết hoặc không kịp nhận được công văn đóng mã số thuế mà cơ quan thuế gửi tới cho doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải ngay lập tức chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử ngay lập tức.

Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ, bán hàng hoá, được khởi tạo, lập, nhận, gửi, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hoá đơn điện tử được lập, khởi tạo, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán dịch vụ, hàng hoá, và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Điểm cần lưu ý là các doanh nghiệp khi muốn đăng ký thông báo phát hành hóa đơn điện tử cần phải được các chi cục thuế thẩm định nghiêm ngặt. Với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động mà chưa có điều kiện sử dụng HDDT tự lập hoặc các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế theo nhận định của chi cục thuế thì sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực.

Điều đó có nghĩa là, với các doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện các rủi ro sẽ ngay lập tức được tổng cục thuế thông báo và yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực. Và khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì sẽ không thể xuất hóa đơn điện tử được nữa. HDDT cũng là giải pháp chủ lực của Tổng cục thuế và Bộ Tài Chính trong công cuộc phòng, chống hóa đơn giả, hóa đơn bất hợp pháp.

Như vậy, với việc ứng dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa những rủi ro về mặt pháp lý liên quan tới các doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Đặc biệt, phần mềm hóa đơn điện tử AC-Invocie của ACMan hiện nay đã được tích hợp tính năng sàng lọc hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, giúp các kế toán có thể chủ động hơn trong công tác quản trị tài chính – kế toán.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi: “Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không?”. Để có thể dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử AC-Invoice, xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Đọc thêm:

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

  • Điện thoại: 1900 63 66 85; hotline 0966 04 34 34
  • Email: sales@acman.vn – Website: acman.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận tư vấn về phần mềm ACMan

Tác giả

Thực Hiện Bởi : acman.vn

Phan Thế Thịnh

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Liên hệ tư vấn

Đăng ký ngay, không bỏ lỡ

Thông tin hữu ích mới nhất mỗi tuần: Bài viết chuyên gia, Thư mời hội thảo, Báo cáo chuyên ngành, eBook…
Công ty ACMANTư vấn
Lên đầu trang
Nghỉ lễ 10-3

Đăng ký tư vấn

Vui lòng điền thông tin sau. ACMan sẽ liên hệ với bạn trong 24h làm việc