Cách tính thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam

Rate this post

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng được đẩy mạnh và nó đã đem lại nguồn lợi nhuận rất cao cho nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế các vấn đề về mặt thuế, kế toán đặc biệt là thuế giá trị gia tăng của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu các doanh nghiệp cũng như cá nhân liên quan chưa thực sự nắm rõ.

Vậy thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào? Tất cả sẽ được ACMan chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm thuế GTGT hàng nhập khẩu?

Thuế GTGT hàng nhập khẩu được hiểu là số thuế doanh nghiệp nhập khẩu phải trả tính trên giá trị hàng hóa nhập khẩu (đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường nếu có).

2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế

a/ Đối tượng chịu thuế

tinh-thue-gia-tri-gia-tang-hang-nhap-khauĐối với thuế Giá trị gia tăng khâu nhập khẩu, là hàng hóa nhập khẩu dùng cho khâu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam, nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, hoặc trong khu chế xuất ra ngoài khu chế xuất, không bao gồm các đối tượng thuộc diện không chịu thuế dưới đây.

b/ Đối tượng không chịu thuế

– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.

– Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.

– Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật…

– Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp:

  • Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt.
  • Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
  • Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu.

– Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;
  • Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
  • Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
  • Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;
  • Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế

– Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu.

– Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất gia công đã ký kết với bên nước ngoài.

– Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

=>> Xem thêm:

Tổng hợp các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

3. Đối tượng nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu

Đối tượng nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu là cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

4. Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu

Công thức tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được xác định như sau:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu  =   (Giá tính thuế  +  Thuế nhập khẩu  +  Thuế TTĐB (Nếu có))   x   (% thuế suất)

Trong đó:

a/ Giá tính thuế

tính thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt NamGiá tính thuế sẽ có sự khác biệt dựa trên 2 trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).

Khi đó Giá tính thuế = Giá CIF

– Trường hợp 2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).

Khi đó Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).

b/ Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu  =  (Số lượng)  x  (giá tính thuế)  x  (thuế suất thuế nhập khẩu)

– Thuế suất thuế nhập khẩu: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.  (Biểu thuế suất theo Thông tư 216/2009/TT-BTC).

c/ Thuế tiêu thụ đặc biệt

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu:

 Thuế TTĐB hàng nhập khẩu  =  (Giá tính thuế TTĐB)  x  (Thuế suất thuế TTĐB)

– Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

– Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế. (Biểu thuế suất theo Luật số 27/2008/QH12-Luật thuế tiêu thụ đặc biệt).

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về cách tính thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết hơn về vấn đề thuế xuất nhập khẩu hay hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa nhập khẩu thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc gửi email để được giải đáp trong thời gian sớm nhất:

Phòng kinh doanh Công ty ACMan

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo