Những trường hợp nào hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung mà vẫn hợp pháp?
Hóa đơn điện tử cần có đầy đủ nội dung để được coi là hợp lệ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hóa đơn được phép không hiển thị một hay một số trường thông tin. Cụ thể quy định này thế nào? Quý doanh nghiệp, khách hàng có thể tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Quy định về nội dung trên hóa đơn điện tử
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hóa đơn điện tử có các nội dung sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
- Tổng số tiền thanh toán;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
Các trường hợp được phép không có đầy đủ các nội dung trên hóa đơn điện tử
Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119, Bộ Tài chính đã đưa ra một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết hiển thị đầy đủ các nội dung bắt buộc, cụ thể:
Đối với một số ngành nghề đặc thù có cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu thì hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung nhưng phải có:
- Tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ của người mua. Riêng đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu, hóa đơn điện tử siêu thị, hóa đơn điện tử vận tải, vé xem phim, trông giữ phương tiện vận tải thì không nhất thiết có tên, địa chỉ người mua là người tiêu dùng cuối cùng. Đối với hóa đơn điện tử trông giữ phương tiện vận tải: Ghi cụ thể biển số phương tiện vận tải, thời gian trông.
- Tên hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng; thuế suất thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền thuế giá trị gia tăng; tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán. Trường hợp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua Website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì trên hóa đơn điện tử không có các chỉ tiêu bắt buộc như: địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký điện tử của người bán và người mua, số lượng, đơn vị tính, thuế suất thuế giá trị gia tăng, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.
- Đối với tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua.
Nội dung của hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung nhưng phải có:
- Số hóa đơn: là thông tin số trên hóa đơn được tạo từ máy tính tiền theo dãy số tự nhiên liên tục.
- Tên cửa hàng, quầy hàng của từng cơ sở kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy hàng);
- Mã số thuế của người bán;
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ;
- Tổng số tiền thanh toán;
- Chữ ký số của người bán hoặc chữ ký điện tử của người bán theo hình thức mã xác thực giao dịch điện tử;
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế
Những thông tin trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm rõ được quy định về nội dung trên hóa đơn điện tử để chủ động thực hiện. Nếu vẫn còn những thắc mắc về nội dung của hóa đơn nói riêng và về hóa đơn điện tử nói chung, doanh nghiệp có thể liên hệ tới các nhà cung cấp hóa đơn điện tử để được giải đáp.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan chính là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp, phần mềm hóa đơn điện tử hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm gần 20 năm cung cấp phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm triển khai hóa đơn điện tử cho hàng ngàn doanh nghiệp, ACMan đem đến cho khách hàng sự tiện lợi trong suốt quá trình áp dụng hình thức hóa đơn mới này.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, ACMan cũng cung cấp các gói sản phẩm đa dạng và phong phú, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng về mọi lĩnh vực như: phần mềm quản lý khách sạn, nhà hàng, phần mềm quản trị nhân sự, tiền lương,…
Phần mềm hóa đơn điện tử ACMan E-Invoice của công ty đã được Tổng cục Thuế thẩm định và chứng nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra. Không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tạo lập, sử dụng, quản lý hóa đơn, ACMan E-Invoice còn được tích hợp sẵn với phần mềm kế toán nhằm mang đến những tiện ích cao cấp và toàn diện nhất trong công tác quản trị dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.
Đọc thêm:
- Cách khắc phục những rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử
- Tháo gỡ những vướng mắc về hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp
- Hóa đơn điện tử xuất kèm bảng kê có hợp lệ hay không?
- Giải đáp vướng mắc liên quan đến hóa đơn điện tử
- 7 nội dung nổi bật của Nghị định 119 về hóa đơn điện tử
- Hóa đơn điện tử sai sót xử lý như thế nào?
- Các tiêu trí để đánh giá một phần mềm hóa đơn điện tử tốt
- Cách lưu chữ hóa đơn điện tử đúng pháp luật
Nếu cần tư vấn thêm về hóa đơn điện tử, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN
- Điện thoại: 1900 63 66 85; hotline 0966 04 34 34
- Email: sales@acman.vn – Website: acman.vn