Chi phí cử nhân viên đi học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hạch toán thế nào?

5/5 - (15 vote) cảm ơn bạn thích bài viết

Theo khoản 3 điều 62 của Bộ Luật Lao động thì Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Vậy, chi phí cử nhân viên đi học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ này có được tính là chi phí hợp lý không?

Trong bài viết này, ACMan xin được chia sẻ các quy định liên quan đến khoản tiền chi phí đào tạo khi cử nhân viên đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.

1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến chi phí cử nhân viên đi học

a. Về chi phí khi tính thuế TNDN

Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi Điểm này tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì: chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo là 1 trong những khoản chi có tính chất phúc lợi và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Theo điểm a, khoản 10, điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì: Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm: Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Theo khoản 2.30 điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì: Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

– Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

– Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

Như vậy, tất cả các chi phí cử nhân viên đi học này đều được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí cử nhân viên đi học

 b. Hồ sơ ghi nhận chi phí

Hồ sơ ghi nhận chi phí cử nhân viên đi học cần có các thông tin, chứng từ sau:

– Quyết định cử nhân viên đi đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề

– Hóa đơn tiền học phí và các khoản khác liên quan

– Chứng từ thanh toán tiền học phí và các khoản liên quan đến việc học

– Hợp đồng đào tạo giữa công ty và đơn vị đào tạo

– Hợp đồng đào tạo nghề giữa giữa công ty và người lao động và các giấy tờ liên quan như cam kết làm việc cho doanh nghiệp sau đào tạo

2. Hạch toán chi phí cử nhân viên đi học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Theo điểm e khoản 1 điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:

“Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”

Vậy là, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để hạch toán đối với khoản  chi phí cử nhân viên đi học chi phí đào tạo nhân viên này như sau:

Cách 1: Hạch toán ghi nhận luôn vào chi phí SXKD trong kỳ:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có và được khấu trừ thuế)

Có các TK 111, 112, 331,…

Hạch toán chi phí cử nhân viên đi học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Cách 2: Phân bổ dần vào chi phí SXKD (trong thời gian tối đa không quá 3 năm)

– Khi phát sinh chi phí hạch toán:Chi phí cử nhân viên đi học, đào tạo nâng cao

Nợ 242

Nợ 133 (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

– Hàng tháng, cuối mỗi tháng chi phí cử nhân viên đi học phân bổ vào chi phí:

Nợ 642

Có 242

3. Với Bảo hiểm bắt buộc

Theo điểm 1.9 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

>>> Xem thêm:

Hạch toán thuế bảo vệ môi trường theo Thông tư 133 và thông Tư 200

Cách hạch toán tiền đặt cọc và những điều cần lưu ý về tiền đặt cọc

4. Với thuế thu nhập cá nhân

Tại điểm đ.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:

“đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động”.

thuế thu nhập cá nhân

Như vậy, khoản tiền doanh nghiệp chi trả hộ chi phí cử nhân viên đi học, đào tạo sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế Thu nhập cá nhân cho người lao động.

Trên đây, Công ty cổ phần ACMan đã chia sẻ với các bạn những quy định liên quan đến khoản tiền chi phí cử nhân viên đi học mà doanh nghiệp chi ra khi cử nhân viên đi học, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề trình độ. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các lĩnh vực kế toán, thuế thì có thể liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, để việc quản lý số liệu kế toán, hạch toán, quyết toán thuế được chính xác, nhanh gọn và khoa học, các bạn có thể áp dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi cho doanh nghiệp của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần phát triển công nghệ ACMan

Group Hỗ trợhttps://www.facebook.com/groups/Acman.vn/

FanpageCông ty Cổ phần ACMan

Website: acman.vn

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo