Thuế thu nhập doanh nghiệp từ trái phiếu và cách tính

Rate this post

Đã từ lâu, đầu tư trái phiếu luôn được coi là một kênh đầu tư an toàn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các lại trái phiếu uy tín như trái phiếu của chính phủ. Là một kênh đầu tư lâu dài với mức vốn tương đối lớn, nhiều nhà đầu tư thắc mắc là khoản thu nhập doanh nghiệp từ đầu tư trái phiếu có phải đóng thuế hay không? Nếu có thì cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ trái phiếu như thế nào?

Trong bài viết này, ACMan sẽ giúp các bạn giáp đáp câu hỏi trên.

1/ Thu nhập từ trái phiếu có phải đóng thuế không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thu nhập từ đầu tư trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) phải chịu các loại thuế sau:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với nhà đầu tư là tổ chức)

– Thuế thu nhập cá nhân (đối với nhà đầu tư là cá nhân)

2/ Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ trái phiếu

Việc thuế áp dụng đối với các nhà đầu tư trái phiếu sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư đó là tổ chức hay cá nhân, cư trú hay không cư trú.

a/ Đối với nhà đầu tư là tổ chức trong nước

thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tu-trai-phieuCách tính thuế TNDN từ tiền trái phiếu với các tổ chức trong nước được quy định rất rõ ràng tại Thông tư 130/2008/TT-BTC, cụ thể như sau:

– Thu nhập từ đầu tư trái phiếu, bao gồm lãi chênh lệch khi chuyển nhượng và lãi suất từ trái phiếu (còn gọi là trái tức), sau khi trừ đi các khoản chi phí (chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng trái phiếu), sẽ được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp và chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25%.

b/ Đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Các tổ chức nước ngoài sẽ nhận hai nguồn thu nhập chính từ hoạt động đầu tư trái phiếu, bao gồm tiền lãi và tiền nợ gốc được hoàn trả. Theo đó, họ sẽ phải chịu thuế nhà thầu nước ngoài, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với phần thu nhập trên tại Việt Nam.

Trong đó, lãi từ đầu tư trái phiếu được xem như “thu nhập từ lãi vay” và chịu thuế nhà thầu nước ngoài với mức 5% thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó, nợ gốc trái phiếu được hoàn trả bằng với mệnh giá sẽ không chịu thuế vì không phát sinh thu nhập.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ tiền trái phiếu được quy định rất rõ trong Thông tư 134/2008/TT-BTC và Thông tư 64/2010/TT-BTC. Cụ thể như sau:

– Khi các tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển nhượng trái phiếu, sẽ phải nộp thuế TNDN phát sinh khi chuyển nhượng trái phiếu bằng 0,1 % tổng giá trị trái phiếu bán ra tại thời điểm chuyển nhượng.

– Khi nhận lãi trái phiếu (trái tức), thuế phải nộp bằng 10% số lãi nhận được tại thời điểm nhận lãi.

c/ Các loại phí giao dịch thường gặp trong trái phiếu

Các loại phí khi mua bán trái phiếu thường được quy định tùy thuộc vào công ty chứng khoán. Về cơ bản, phí giao dịch trái phiếu thường bao gồm các loại phí phổ biến sau:

– Phí giao dịch trái phiếu niêm yết: Giống với giao dịch cổ phiếu, khi mua bán trái phiếu trên sàn giao dịch, nhà đầu tư sẽ phải trả thêm phí giao dịch. Mức phí giao dịch trái phiếu tùy thuộc vào mỗi công ty chứng khoán, thông thường dao động từ 0.1% – 0.2% giá trị giao dịch.

– Phí chuyển nhượng trái phiếu OTC: Với những trái phiếu doanh nghiệp OTC, để chuyển tên trái phiếu từ người bán sang người mua, người mua và người bán cần thông báo và làm thủ tục chuyển nhượng tại Đại lý chuyển nhượng trái phiếu là công ty chứng khoán. Phí chuyển nhượng sẽ do quy định và được thanh toán khi làm hồ sơ chuyển nhượng.

– Phí môi giới: Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu mua/bán trái phiếu nhưng chưa tìm được người bán/mua đối ứng, công ty chứng khoán có thể cung cấp dịch vụ môi giới để giúp nhà đầu tư giao dịch trái phiếu thành công. Khi đó, công ty chứng khoán có thể thu 1 mức phí môi giới dựa trên giá trị giao dịch.

– Phí lưu ký trái phiếu: Đối với trái phiếu niêm yết và đăng ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư sẽ phải trả phí lưu ký cho Trung tâm lưu ký là 0,2 VND/trái phiếu/tháng.

>>> Xem thêm:

Cách định khoản và hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ tiền lãi gửi ngân hàng

3/ Thuế thu nhập doanh nghiệp với trái phiếu chuyển đổi

a/ Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ trái phiếuTrái phiếu chuyển đổi là trái phiếu do Doanh nghiệp phát hành. Không giống như trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư cơ hội chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của công ty.

Tương tự như những loại trái phiếu khác, trái phiếu chuyển đổi ghi rõ thời điểm đáo hạn và lãi trái phiếu. Tuy nhiên, trái phiếu chuyển đổi còn ghi rõ thông tin về quyền lựa chọn chuyển đổi hoặc số cổ phiếu mà Nhà đầu tư trái phiếu sẽ nhận được khi chuyển đổi trái phiếu.

Nếu chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, họ sẽ không còn được hưởng lãi trái phiếu hàng năm nữa và giá trị của khoản đầu tư vào trái phiếu đó sẽ biến động theo giá trị cổ phiếu của công ty.

Dựa trên số lượng cổ phiếu nhận được khi chuyển đổi trái phiếu và giá trị của trái phiếu, chúng ta có thể tính được giá mua thực tế của cổ phiếu.

b/ Thuế TNDN áp dụng khi chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi

Khi Nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi thực hiện bán hoặc chuyển nhượng trái phiếu, thuế thu nhập sẽ được áp dụng như sau:

– Đối với những Doanh nghiệp nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 2% sẽ đánh trên doanh thu nhận được từ việc bán trái phiếu chuyển đổi (bao gồm cả mệnh giá ghi trên trái phiếu và lãi trái phiếu vào ngày nhận được lãi trái phiếu).

– Đối với những Doanh nghiệp trong nước, thu nhập từ việc bán trái phiếu chuyển đổi sẽ được ghi nhận là thu nhập khác và bị đánh thuế theo thuế suất là 25%. Thu nhập chịu thuế từ việc bán trái phiếu chuyển đổi theo quy định tại Phần E Thông tư 130/2008/TT-BTC về thuế thu nhập doanh nghiệp là giá bán trừ giá mua và trừ đi các chi phí liên quan.

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về thuế thu nhập doanh nghiệp từ trái phiếu, hi vọng có thể giúp các bạn kế toán trong nghiệp vụ của mình.

Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế,… hay dùng thử miễn phí các giải pháp phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, quản trị doanh nghiệp của ACMan thì quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ ACMan

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo