Email

info@acman.vn

Hotline

0966 04 34 34

Địa chỉ

Tầng 6, Số Nhà 28, Ngõ 460 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. Home
  2. »
  3. Tài chính kế toán
  4. »
  5. Quy định về thời gian thử việc và mức lương thử việc cho người lao…

Quy định về thời gian thử việc và mức lương thử việc cho người lao động

Mục Lục
Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Thử việc là thời gian người lao động làm quen với tính chất công việc, môi trường làm việc trước khi giao kết hợp đồng chính. Tuy nhiên, trong thời gian này quyền lợi của người lao động vẫn được đảm bảo quyền lợi bình đẳng như lao động chính trong đơn vị làm việc. Trong bài viết này, ACMan xin được chia sẻ tới các bạn hai vấn đề được người lao động quan tâm nhất, đó là quy định về thời gian thử việc và mức lương thử việc.

1. Quy định về hợp đồng thử việc mới nhất

Quy định về thời gian thử việc và mức lương thử việc cho người lao độngCăn cứ theo Điều 24 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”

Như vậy, thỏa thuận thử việc có thể ghi trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

2. Quy định về thời gian thử việc tối đa

Điều 25 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 đã quy định rất cụ thể về thời gian thử việc tối đa. Cụ thể, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

3. Kết thúc thời gian thử việc

Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

  – Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

  – Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Lưu ý: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

>>> Xem thêm:

Điều kiện để sử dụng người lao động làm thêm giờ

Tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải tính thuế thu nhập cá nhân không?

4. Quy định về mức lương thử việc tối thiểu

Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định về Tiền lương thử việc thì Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trong năm 2021, mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

– Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng

– Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng

– Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

– Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng

Đồng thời theo Điều 5 Nghị định này, với những công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong điều kiện lao động bình thường, người sử dụng lao động còn phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về các quy định liên quan tới thời gian thử việc và mức lương thử việc mới nhất theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14.

Để việc quản lý nhân sự tiền lương và số liệu kế toán được chính xác và nhanh chóng hơn, các bạn có thể ứng dụng giải pháp phần mềm kế toán ACMan cho doanh nghiệp của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận tư vấn về phần mềm ACMan

Tác giả

Thực Hiện Bởi : acman.vn

Phan Thế Thịnh

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Liên hệ tư vấn

Đăng ký ngay, không bỏ lỡ

Thông tin hữu ích mới nhất mỗi tuần: Bài viết chuyên gia, Thư mời hội thảo, Báo cáo chuyên ngành, eBook…
Công ty ACMANTư vấn
Lên đầu trang
Nghỉ lễ 10-3

Đăng ký tư vấn

Vui lòng điền thông tin sau. ACMan sẽ liên hệ với bạn trong 24h làm việc