Quyết toán thuế năm 2020 là công việc khiến không ít kế toán doanh nghiệp phải đau đầu và thường gặp phải những sai sót trong quá trình thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp toàn bộ những kinh nghiệm, lưu ý giúp kế toán thực hiện công việc quyết toán thuế dễ dàng hơn.
1/ Các bước cần chuẩn bị khi quyết toán thuế năm 2020
Để thực hiện quyết toán thuế năm 2020, doanh nghiệp cần chuẩn bị các bước sau:
a/ Kiểm tra hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng
Việc kiểm tra lại hồ sơ khai thuế GTGT là một trong những bước rất quan trọng trước khi thực hiện quyết toán thuế. Kế toán doanh nghiệp cần:
– So sánh, kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra và tờ khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý
– Đối chiếu số thuế GTGT trên tờ khai thuế và số thuế GTGT phản ánh trên sổ kế toán
– Rà soát lại các thông tin trên hóa đơn GTGT mua vào, bán ra và ghi chú lại các hóa đơn có sai sót để có các biện pháp xử lý nếu xảy ra sai sót
– Kiểm tra thời hạn thanh toán trên hợp đồng so với chứng từ thanh toán thực tế
b/ Kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc kiểm tra thuế TNCN giúp doanh nghiệp đánh giá được chi phí tiền lương cũng như thuế TNCN của từng nhân viên đã tính đúng theo quy định chưa, có xảy ra sai sót gì không. Cụ thể kế toán doanh nghiệp cần thực hiện:
– Rà soát lại hợp đồng lao động của từng nhân viên
– Rà soát lại phụ lục hợp đồng lao động (nếu có)
– Rà soát lại hồ sơ đăng ký người phụ thuộc của từng nhân viên
– Kiểm tra lại bảng lương kèm bảng chấm công đã khớp các mục về tiền lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm…theo đúng hợp đồng lao động chưa.
– Tính toán lại các khoản thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh…để xem đã khớp đúng với tờ khai thuế TNCN hàng quý và lên tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm
c/ Kiểm tra lại toàn bộ hợp đồng kinh tế, chứng từ liên quan đến hóa đơn mua vào và bán ra
Đối với chứng từ đầu ra:
– Đối với kinh doanh thương mại: Thực hiện rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản giao hàng…liên quan đến hóa đơn bán ra
– Đối với hoạt động xây dựng: Rà soát các hợp đồng kinh tế, dự toán công trình, biên bản nghiệm thu…liên quan đến hóa đơn bán ra
Đối với chứng từ đầu vào:
– Đối với kinh doanh thương mại: Rà soát các hợp đồng kinh tê, biên bản nhận hàng, thanh lý hợp đồng…liên quan đến hóa đơn mua vào
– Đối với hoạt động xây dựng: Rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu…liên quan đến hóa đơn mua vào
d/ Rà soát toàn bộ các chi phí tính vào chi phí được trừ, khi tính thuế TNDN
– Thực hiện kiểm tra bản tính giá thành đã phù hợp với định mức tính giá thành hay chưa
– Bảng kê xác định giá vốn
– Kiểm tra lại chi phí lãi vay vốn đã hợp lý chưa, các chi phí chênh lệch tỉ giá (nếu có) và các chi phí về tiền lương, tiền công, phụ cấp
– Kiểm tra các chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác…đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa, các chi phí khống chế chi đã hợp lý chưa
– Rà soát số dư các tài khoản 131, 331, 152, 156…
e/ Kiểm tra các vấn đề liên quan khác
Kế toán tiến hành kiểm tra:
– Đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản
– Đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản
– Đối chiếu công nợ khách hàng
– Kiểm tra các khoản phải trả
– Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – đầu ra so với bảng kê khai thuế
– Kiểm tra hồ sơ, chứng từ đã được ký đầy đủ hay chưa
– Kiểm tra định khoản các khoản phải thu và phải trả đã thực hiện đúng hay không
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020
2/ Chuẩn bị hồ sơ trước khi quyết toán thuế
Để quyết toán thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ quyết toán thuế dưới đây:
Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
– Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);
– Chứng minh thư, hộ chiếu người đại diện pháp luật
– Điều lệ công ty;
– Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty;
– Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế;
– Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng.
Hồ sơ khai thuế
– Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
– Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;
– Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;
– Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
– Báo cáo tài chính;
– Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Hồ sơ lương, thưởng, phép
– Hồ sơ của người lao động;
– Hợp đồng lao động;
– Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
– Bảng chấm công;
– Bảng thanh toán tiền lương;
– Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
– Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
– Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
– Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
– Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm
Hồ sơ công nợ
– Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
– Phụ lục hợp đồng kinh tế;
– Biên bản đối chiếu công nợ.
Hồ sơ vay nợ
– Hợp đồng vay;
– Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay…
Chứng từ kế toán
– Hóa đơn mua vào, bán ra;
– Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
– Phiếu thu, Phiếu chi;
– Phiếu nhập kho;
– Phiếu xuất kho;
– Phiếu kế toán khác;
– Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
– Sổ phụ tài khoản ngân hàng.
Hồ sơ sổ sách kế toán
– Sổ nhật ký chung;
– Sổ quỹ tiền mặt;
– Sổ nhật ký mua hàng;
– Sổ nhật ký bán hàng;
– Sổ cái tài khoản: Tất cả các tài khoản phát sinh;
– Sổ chi tiết tài khoản;
– Sổ quỹ tiền mặt;
– Sổ tiền gửi ngân hàng (Chi tiết từng ngân hàng);
– Bảng trích khấu hao tài sản cố định;
– Bảng phân bổ CCDC; chi phí trả trước;
– Bảng định mức nguyên vật liệu;
– Bảng dự toán quyết toán công trình;
– Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa;
– Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu;
– Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải trả;
– Sổ chi tiết tiền vay.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn quyết toán thuế giá trị gia tăng năm 2020
Hướng dẫn quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt 2020
Hướng dẫn quyết toán thuế nhà thầu theo quy định mới nhất 2020
3/ Những kinh nghiệm và lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các chừng từ và hồ sơ, các bạn kế toán có thể tiến hành thực hiện quyết toán thuế năm 2020 cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là một vài kinh nghiệm và lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế mà ACMan đã tổng hợp được, cụ thể như sau:
a/ Công tác sắp xếp các chứng từ gốc
– Để chuẩn bị đi quyết toán thuế, kế toán cần sắp xếp các chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng. Các chứng từ gốc, hóa đơn đầu vào từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế
– Các hóa đơn bán ra phải kẹp theo phiếu thu bán ra hoặc thu tiền vào, đồng thời kẹp kèm phiếu xuất kho, hợp đồng và biên bản thanh lý nếu có
– Hóa đơn mua vào phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng, thanh lý nếu có. Trường hợp bán chịu cần kẹp phiếu kế toán, phiếu xuất kho kèm hợp đồng, thanh lý nếu có
– Kẹp riêng chứng từ của các tháng khác nhau, mỗi tháng có một tập bìa đầy đủ
b/ Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
Các báo cáo thường kỳ sẽ gồm:
– Tờ khai thuế GTGT hàng tháng
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
– Thuế xuất nhập khẩu
– Thuế môn bài
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
– Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
Các báo cáo theo từng năm:
– Báo cáo tài chính
– Quyết toán thuế TNDN
– Quyết toán thuế TNCN
– Hoàn thuế kèm theo của từng năm
c/ Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức Nhật ký chung)
– Sổ nhật ký chung
– Sổ nhật ký bán hàng
– Sổ nhật ký mua hàng
– Sổ nhật ký chi tiền
– Số nhật ký thu tiền
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
– Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
– Sổ khấu hao tài sản cố định
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.
d/ Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
Kế toán doanh nghiệp thực hiện sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/đầu ra, đồng thời thực hiện kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có.
e/ Hồ sơ pháp lý
– Chuẩn bị đầy đủ bản gốc và bản photo công chứng các chứng từ quyết toán thuế
– Các công văn đến và đi liên quan đến cơ quan thuế
Trên đây, ACMan đã chia sẻ cùng các bạn những điều cần chuẩn bị và một vài lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế năm 2020. Để việc thực hiện quyết toán được diễn ra tự động, quý khách hàng có thể áp dụng phần mềm kế toán ACMan cho đơn vị của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn