Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giao dịch với các công ty nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến đối với doanh nghiệp Việt Nam. Việc lập hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho đối tác nước ngoài cần tuân thủ các quy định chặt chẽ để đảm bảo đúng pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xuất hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và những lưu ý liên quan.
1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài có phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 8 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) được áp dụng đối với tổ chức kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, dành cho các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ phạm vi nội địa trong nước.
– Hoạt động vận tải quốc tế.
– Xuất hàng vào khu phi thuế quan và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu.
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Ngoài ra, theo Điểm c, Khoản 3, Điều 13 của Nghị định này, các cơ sở kinh doanh kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cơ sở gia công) phải sử dụng hóa đơn GTGT điện tử.
Như vậy, nếu doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, việc lập hóa đơn GTGT điện tử cho đối tác nước ngoài là bắt buộc.
2. Thuế suất hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế suất GTGT 0% được áp dụng đối với các trường hợp sau:
– Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
– Hoạt động xây dựng và lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc trong khu vực phi thuế quan.
– Hoạt động vận tải quốc tế.
– Hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất khẩu (trừ các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0% theo Khoản 3, Điều này).
Để được áp dụng thuế suất GTGT 0%, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Phải có hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc trong khu vực phi thuế quan.
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Các khoản thanh toán liên quan đến dịch vụ xuất khẩu phải được thực hiện qua ngân hàng và có đầy đủ chứng từ hợp lệ.
– Không thuộc các trường hợp ngoại lệ: Hoạt động cung ứng dịch vụ không nằm trong các trường hợp sau:
- Dịch vụ tài chính phái sinh.
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông ra nước ngoài.
- Dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu vực phi thuế quan (trừ trường hợp được quy định bởi Thủ tướng Chính phủ).
Như vậy, để áp dụng thuế suất 0% khi xuất hóa đơn GTGT cho công ty nước ngoài, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện nêu trên và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
3. Hướng dẫn xuất hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài
Các vấn đề về xuất hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
3.1. Thời điểm lập hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài
Theo Khoản 2, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
– Đối với hoạt động bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (công ty nước ngoài), bất kể doanh nghiệp đã thu tiền hay chưa.
– Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn là khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho phía nước ngoài, không phân biệt việc đã nhận thanh toán hay chưa.
– Trường hợp thu tiền trước hoặc trong quá trình cung cấp dịch vụ: Nếu doanh nghiệp nhận thanh toán trước hoặc trong quá trình thực hiện dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn được xác định là thời điểm thu tiền. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng với các khoản tiền đặt cọc, tạm ứng liên quan đến các dịch vụ như: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thẩm định giá, khảo sát, thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát và đầu tư xây dựng.
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài phụ thuộc vào từng loại giao dịch, đảm bảo đúng quy định và tránh các sai sót trong hạch toán.
>>> Xem thêm:
Hoàn thuế VAT là gì? Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất
ACMan – Phần mềm kế toán song ngữ dành cho các doanh nghiệp nước ngoài
3.2. Nội dung hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài
Ngoài các nội dung bắt buộc trên hóa đơn GTGT, khi lập hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài, người bán cần lưu ý một số tiêu thức sau:
* Chữ viết trên hóa đơn
– Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp hóa đơn cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài phải được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
– Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các việc viết chữ không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không gây nhầm lẫn nội dung hóa đơn.
* Chữ số trên hóa đơn
– Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
– Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), trường hợp ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
* Đồng tiền trên hóa đơn
– Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì các tiêu thức liên quan được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ.
– Mã ký hiệu ngoại tệ phải ghi theo tiêu chuẩn quốc tế.
– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tiêu thức tổng số tiền thanh toán thể hiện theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
* Lưu ý khi ghi địa chỉ người mua khi xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài
Căn cứ theo Điểm b, Khoản 5, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nếu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì các thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay thế bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc các giấy tờ xuất nhập cảnh, giấy tờ quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Trên đây là hướng dẫn xuất hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Việc xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đặc biệt là Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Ngoài việc đảm bảo thông tin chính xác, doanh nghiệp cần chú ý đến điều kiện áp dụng thuế suất và các chứng từ cần thiết để tránh sai sót và đảm bảo quyền lợi.
Ngoài ra, để việc xuất hoá đơn được chính xác, nhanh chóng và đảm bảo đúng quy định pháp luật, các bạn kế toán và doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm hoá đơn điện tử của các đơn vị uy tín và chuyên nghiệp như phần mềm hoá đơn điện tử AC-Invoice của ACMan.
Để được tư vấn chi tiết cũng như được trải nghiệm thử miễn phí phần mềm, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Fanpage: Công ty Cổ phần ACMan
Công ty cổ phần phát triển công nghệ ACMan
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn