1. Kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Kinh doanh thương mại điện tử đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với những người đam mê kinh doanh. Khái niệm này đã được gia nhập vào thị trường Việt Nam được khá lâu rồi. Chúng ta có thể hiểu kinh doanh thương mại điện tử là những hoạt động mua hàng – bán hàng thông qua internet, qua các thiết bị di động, bất kỳ các thiết bị có thể kết nối được internet khác.
Hình thức kinh doanh này đã thực sự là một cuộc cách mạng số không chỉ riêng VN mà còn với cả thế giới, làm thay đổi tư duy mua hàng của người tiêu dùng và cách phát triển thị trường của các doanh nghiệp.
Phương thức kinh doanh thương mại điện tử đã dần chiếm thị phần lớn trên thị trường, đa số những nhà khởi nghiệp đều chọn cách kinh doanh này khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Tốc độ phát triển của công nghệ và internet phần nào cũng thúc đẩy kinh doanh thương mại điện tử phổ biến rộng rãi như ngày nay.
2. Kinh doanh thương mại điện tử có điểm khác biệt gì so với kinh doanh truyền thống
Kinh doanh thương mại điện tử chắc hẳn có nhiều điểm khác biệt so với kinh doanh truyền thống, sau đây là một vài điểm mà bạn có thể tìm hiểu
2.1. Khả năng tiếp cận đến khách hàng
Kinh doanh truyền thống thường tiếp cận với khách hàng trực tiếp, người mua muốn gì phải tìm tới tận nơi để xem sản phẩm, còn kinh doanh thương mại điện tử chỉ qua website của doanh nghiệp là người mua có thể tìm hiểu được toàn bộ sản phẩm, dịch vụ mà người bán cung cấp
2.2. Chi phí vận hành
Để vận hành được 1 doanh nghiệp đang kinh doanh thương mại điện tử, các chi phí như thuê mặt bằng, kho bãi, … gần như được giảm bớt đi khá nhiều mà thay vào đó, bạn lại cần đến chi phí quảng cáo, chi phí cho sàn thương mại điện tử
2.3. Thuận tiện cho khách hàng
Trước đây để có thể mua được một sản phẩm, người tiêu dùng khá mất công khi phải tìm đến nơi để xem trực tiếp sản phẩm, nghe tư vấn, từ đó mới đưa ra được quyết định có mua hàng hay không, chưa kể đến nếu người mua cần tham khảo thêm những sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp khác, thì lại phải mất từng đó thời gian đi tìm hiểu tiếp. Ngày nay khi các sàn thương mại điện tử xuất hiện, thời gian tìm hiểu của người tiêu dùng đã giảm đi rất nhiều. Chỉ với 1 thiết bị kết nối được với internet, bạn có thể tìm hiểu được bất cứ sản phẩm nào, ở bất cứ nơi đâu, so sánh được chất lượng, giá cả sản phẩm giữa các nhà cung cấp khác nhau.
2.4. Dễ đo lường và phân tích
Các sàn thương mại điện tử đều cung cấp công cụ phân tích, đo lường các chỉ số, nên kinh doanh thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng. Việc cung cấp các công cụ này giúp việc phán đoán hiệu quả kinh doanh được chính xác hơn, từ đó chủ doanh nghiệp sẽ tìm được hướng đi đúng cho mô hình kinh doanh của mình.
3. Người bán hàng cần chuẩn bị gì trước khi gia nhập thị trường kinh doanh TMĐT
Kinh doanh thương mại điện tử tưởng chừng rất dễ dàng trong môi trường kinh tế số như hiện nay, tuy nhiên người bán hàng cũng phải tìm hiểu rất kỹ trước khi gia nhập thị trường để đảm bảo xoay sở được trước những khó khăn mà mình có thể gặp phải
3.1. Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm là yếu tố tiên quyết và then chốt, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi xác định được sản phẩm muốn phân phối ra thị trường, bạn cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, nguồn gốc rõ ràng, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để bước đầu gây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng.
3.2. Website bán hàng hoặc các trang mạng xã hội để quảng bá sản phẩm
Công cụ này chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đưa sản phẩm gần hơn đến với khách hàng, thông qua website hoặc các trang mạng xã hội đó, người dùng hoàn toàn xem được toàn bộ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, từ hình ảnh, màu sắc, chất liệu, công dụng, cách sử dụng. Cũng bởi vì lý do đó mà bạn nên trau chuốt cho website của mình, khách hàng có ở lại tìm hiểu sản phẩm hay không một phần cũng nhờ vào website có được thiết kế chỉn chu hay không.
3.3. Giao hàng và xử lý đơn hàng
Trước khi kinh doanh thương mại điện tử ra đời, việc tiếp nhận đơn, giao hàng và xử lý đơn sau mua hàng hoàn toàn làm thủ công, mất khá nhiều nhân công cho công đoạn này
Kinh doanh TMĐT đã được các sàn hỗ trợ rất nhiều việc này nhờ vào hệ thống tự động tiếp nhận đơn, ghi nhận đơn hàng, sắp xếp người giao hàng và nếu có phát sinh gì sau mua hàng, hệ thống cũng sẽ tiếp nhận thông tin và thông báo lại.
4. Thách thức khi tham gia kinh doanh TMĐT mà chủ DN phải đối mặt
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà kinh doanh TMĐT mang lại, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận những thách thức mà 1 người bán hàng có thể sẽ gặp phải khi tham gia thị trường này.
4.1. Độ cạnh tranh cao
Bất cứ một xu hướng nào mới đều có rất nhiều người tìm hiểu và du nhập và kinh doanh thương mại điện tử cũng không nằm ngoại lệ. Đi cùng với xu thế đó là kèm theo sự cạnh tranh rất khốc liệt do có sự góp mặt của rất nhiều đối thủ cùng ngành hàng. Độ cạnh tranh cao vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho bất cứ một nhà bán hàng nào. Chỉ khi bạn thực sự tạo ra sự khác biệt và mới mẻ trên thị trường thì độ cạnh tranh cao chắc chắn sẽ không phải là một điều đáng lo ngại đối với doanh nghiệp của mình.
4.2. Các chính sách của sàn thương mại điện tử
Mỗi một sản thương mại điện tử nơi mà người bán sẽ thực hiện nhiệm vụ bán hàng của mình trên đó sẽ đưa ra những cái chính sách khác nhau Vì vậy nhà bán hàng cần phải hiểu thật rõ những chính sách đó để có thể áp dụng một cách đúng đắn và linh hoạt việc hiểu rõ các chính sách của cộng sản thương mại điện tử giúp cho nhà bán hàng có thể xây dựng được cơ chế cho doanh nghiệp của mình sao cho hợp lý và đồng thời ở giảm thiểu những rủi ro khi mắc phải những lỗi mà chính sách của sàn đã đưa ra.