Phần mềm kế toán Thông tư 133 chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

5/5 - (1 vote) cảm ơn bạn thích bài viết

Ngày nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có những đóng góp rất lớn cho kinh tế đất nước. Với sự ra đời của Thông tư 133/2016/TT-BTC, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đã và đang chủ động hơn trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Song vẫn cần một giải pháp phần mềm kế toán theo Thông tư 133 để quản lý một cách dễ dàng.

1. Chế độ kế toán theo Thông tư 133 là gì?

Phần mềm kế toán Thông tư 133 chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừaChế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (dưới đây gọi là Thông tư 133) áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán…

Những nội dung quan trọng, cần lưu ý của Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm:

Thứ nhất, quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông tư số 133/2016 áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Theo Thông tư 133/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, thay thế nhưng phải báo cho cơ quan thuế.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam. Các đơn vị chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì nếu đáp ứng yêu cầu có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính khi bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung, phương pháp hạch toán.

Ngoài ra, Thông tư số 133 hướng dẫn doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, 3 tại Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp.

Thứ hai, về tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Thông tư 133/2016, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính số tồn tại quỹ, từng tài khoản.

Các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định. Khoản hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.

Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Nếu phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán như sau: Bên Nợ các tài khoản áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; Bên Có được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư số 133/BTC.

Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên giao dịch.

Nguyên tắc ghi sổ kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của từng Tài khoản kế toán cụ thể xem tại Thông tư 133.

Thứ ba, về báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.

Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu nếu được yêu cầu.

>>> Xem thêm:

ACMan HKD – phần mềm kế toán hỗ trợ tự động kê khai thuế cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88/2021/TT-BTC

Phần mềm kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC

2. ACMan – Phần mềm kế toán theo Thông tư 133 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất

Phần mềm kế toán online ACMan đáp ứng và cung cấp đầy đủ nhu cầu quản trị cho doanh nghiệp nhỏ do có nhiều tính năng ưu việt hỗ trợ công tác quản lý tài chính như:

– Cung cấp đầy đủ các phần hành, chia làm nhiều gói, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn gói tập trung các phần hành doanh nghiệp mình quan tâm.

– Phần mềm kế toán ACMan đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ cho kế toán thuộc mọi lĩnh vực: Thương mại, Dịch vụ, Xây lắp, Sản xuất theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Làm việc mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị, chỉ cần thiết bị có kết nối

– Kết nối thẳng với Tổng Cục Thuế: Kê khai, Nộp thuế điện tử ngay trên phần mềm kế toán thuật tiện, nhanh chóng hơn.

– Kết nối linh hoạt với hệ thống quản trị khác (bán hàng, nhân sự, ngân hàng…) kế thừa thông tin nhập liệu vào sổ sách, báo cáo nhanh chóng, chính xác.

– Nhiều tiện ích thông minh nâng cao năng suất, hiệu quả của kế toán: Tự động nhập liệu, quản lý hàng tồn kho ( tối thiểu, sắp hết),…

Thị trường phần mềm kế toán thông tư 133 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng về chủng loại nhưng để chọn ra được phần mềm tốt nhất, phù hợp nhất với mình không phải chuyện dễ dàng. Với phần mềm kế toán ACMan, các doanh nghiệp có thể dùng thử miễn phí trước khi đưa ra quyết định của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo