Thuế vãng lai là loại thuế phát sinh ngoài tỉnh khác với địa điểm của doanh nghiệp đặt trụ sở trên đăng ký kinh doanh. Khi phát sinh loại thuế này doanh nghiệp sẽ phải tiến hành lập tờ Cách lập tờ khai thuế giá trị gia tăng vãng lai và nộp số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh khác với tỉnh, thành phố trên đăng ký kinh doanh. Đồng thời tiến hành hạch toán thuế giá trị gia tăng vãng lai cho đơn vị của mình.
Vậy, cách hạch toán thuế giá trị gia tăng vãng lai như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây các bạn nhé.
1/ Khái niệm thuế giá trị gia tăng vãng lai
a/ Khái niệm thuế GTGT vãng lai
Tại điểm 1.4 và điểm 6, mục II, phần B, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính có quy định trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế phải khai thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu chưa có thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế địa phương nơi có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.
Người nộp thuế kinh doanh xây dựng lắp đặt bán hàng vãng lai, ngoại tỉnh thì kê khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 5% trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT”
– Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 2 của thông tư 26/2015/TT-BTC về Sửa đổi điểm đ Khoản 1 Điều 11 thì:
Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
Doanh nghiệp có chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 thông tư 156/2013/TT-BTC, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Thuế giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh là một khoản thuế GTGT (1% hoặc 2%) phải trích nộp cho cơ quan thuế khi kinh doanh bán hàng, thi công xây dựng, lắp đặt, chuyển nhượng bất động sản ở tỉnh khác.
b/ Đối tượng nộp thuế vãng lai, ngoại tỉnh
– Là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi đơn vị đặt trụ sở
– Là doanh nghiệp kinh doanh có cơ sở sản xuất trực thuộc khác tỉnh, nhưng không thực hiện hạch toán kế toán, không kê khai thuế.
c/ Thuế suất thuế vãng lai phải nộp
– Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thì chịu thuế 2% x Doanh thu
– Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% thì chịu thuế suất 1% x Doanh thu
>>> Xem thêm:
Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp theo Thông tư 133 về chế độ kế toán
Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp theo Thông tư 200 về chế độ kế toán
2/ Cách hạch toán thuế vãng lai chi tiết
Bước 1: Căn cứ hoá đơn xuất công trình nghiệm thu hoàn thành
Nợ TK 131: Công nợ phải thu
Có TK 5112: doanh thu
Có TK 3331: 10% thuế GTGT
Bước 2: Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT vãng lai( mẫu số 05/GTGT)
Nợ TK 3331: 2% thuế GTGT vãng lai
Có TK 3338:
– Khi nộp thuế vãng lai
Nợ TK 3338:
Có TK 111, 112
Chú ý: Các bạn có thể tách tiền thuế vãng lai bằng TK 3338, như vậy sẽ theo dõi được tiền thuế vãng lai còn phải nộp, không bị nhầm lẫn với tiền thuế GTGT trên TK 33311.
Trên đây là một vài chia sẻ cuả ACMan về khái niệm cũng như cách hạch toán thuế giá trị gia tăng vãng lai, ngoại tỉnh. Các bạn kế toán trong công ty xây dựng cần hiểu được đặc trưng của loại thuế này để hạch toán thuế vãng lai và kê khai kịp thời.
Bên cạnh đó, quý khách hàng cũng có thể ứng dụng phần mềm kế toán ACMan cho đơn vị của mình để việc quản trị dữ liệu kế toán được chính xác, khoa học và tiết kiệm nhất. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn