Email

info@acman.vn

Hotline

0966 04 34 34

Địa chỉ

Tầng 6, Số Nhà 28, Ngõ 460 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. Home
  2. »
  3. Tài chính kế toán
  4. »
  5. Những đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Những đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Mục Lục
Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm những loại hàng hóa và dịch vụ không cần thiết cho cuộc sống con người, hoặc gây tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người. Vậy những đối tượng nào phù hợp với các tiêu chí trên nhưng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Hãy cùng ACMan tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Cụ thể những đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được chia thành 6 trường hợp sau:

1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu

Cụ thể bao gồm các trường hợp sau:

a. Hàng hóa xuất khẩu bán cho doanh nghiệp chế xuất

Những đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệtHàng hóa do các cơ sở sản xuất và gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Lưu ý: Để được xét vào hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ chứng minh là hàng xuất khẩu như:

– Hợp đồng bán hàng hoặc gia công cho nước ngoài;

– Hóa đơn bán hàng hóa xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công;

–  Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;

b. Trường hợp tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép

Đối với trường hợp tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu thì trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu và nhập khẩu theo chế độ quy định (trừ cơ sở sản xuất bán hàng hóa này) thì khi tái nhập khẩu không cần phải nộp thuế TTĐB.

c. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.

Các loại hàng hóa do do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế thì không phải nộp thuế TTĐB.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý đối với hàng hóa cơ sở xuất khẩu mua – nhận ủy thác xuất khẩu để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hóa này khi tiêu thụ trong nước;

Để hàng hóa được xét thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB, chủ cơ sở sản xuất phải có bộ hồ sơ chứng minh hàng hóa thực tế đã được xuất khẩu như:

– Hợp đồng mua – bán hàng hóa để xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu giữa cơ sở sản xuất và kinh doanh xuất khẩu;

– Hóa đơn bán hàng, giao hàng ủy thác xuất khẩu;

– Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặc từng phần) hợp đồng bán hàng hóa để xuất khẩu, biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

d. Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại các hội chợ triển lãm.

Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại các hội chợ triển lãm thì cũng không phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, các bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục sau:

– Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài;

– Tờ khai hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về hàng hóa đã xuất khẩu;

– Bảng kê số lượng hàng bán tại hội chợ triển lãm;

– Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hóa bán tại hội chợ triển lãm, trường hợp bán hàng thu tiền mặt có giá trị trên mức quy định thì phải khai báo với cơ quan hải quan, có chứng từ nộp tiền vào ngân hàng theo quy định hiện hành.

2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau thì không phải đóng thuế TTĐB

– Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu;

– Hàng tạm nhập khẩu và tái xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu;

– Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm. Cần lưu ý rằng: Nếu hết thời gian hội chợ, triển lãm mà không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;

– Đồ dùng của tổ chức cá nhân, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao;

– Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hàng lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam;

– Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật;

– Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu và biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm:

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

+ Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.

3. Hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan

Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua – bán giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Tuy nhiên, hàng hóa được đưa vào khu vực được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ thì không được áp dụng trong trường hợp này.

4. Tàu bay, du thuyền

Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch; tàu bay sử dụng cho mục đích như phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng.

>>> Xem thêm:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Khái niệm và những điểm cần lưu ý

Hướng dẫn cách kê khai và quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt

5. Một số loại xe đặc biệt

Một số loại xe đặc biệt của nhà sản xuất được phục vụ cho các mục đích sau thì không phải đóng thuể tiêu thụ đặc biệt:

– Xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ;

– Xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe truyền hình lưu động;

– Xe bọc thép phóng thang;

– Xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên;

– Xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông và các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông;

6. Điều hòa nhiệt độ có công suất và thiết kế đặc biệt

Điều hòa có công suất dưới 90.000 BTU, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay thì cũng không phải đóng thuế TTĐB

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về một số đối tượng không phải chịu thuế theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành. Hi vọng có thể giúp đỡ các bạn kế toán trong công việc hằng ngày.

Phần mềm kế toán ACMan với đầy đủ các tính năng, đặc biệt là tính năng về thuế sẽ là sự lựa chọn số 1 cho anh chị kế toán viên. Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với ACMan theo thông tin dưới đây:

Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần ACMan

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận tư vấn về phần mềm ACMan

Tác giả

Thực Hiện Bởi : acman.vn

Phan Thế Thịnh

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Liên hệ tư vấn

Đăng ký ngay, không bỏ lỡ

Thông tin hữu ích mới nhất mỗi tuần: Bài viết chuyên gia, Thư mời hội thảo, Báo cáo chuyên ngành, eBook…
Công ty ACMANTư vấn
Lên đầu trang
Nghỉ lễ 10-3

Đăng ký tư vấn

Vui lòng điền thông tin sau. ACMan sẽ liên hệ với bạn trong 24h làm việc