Thiên tai, bão lũ luôn là những sự kiện không thể đoán trước và gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống cũng như công việc của người lao động. Trong bối cảnh thiên tai diễn ra, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, kéo theo việc người lao động phải nghỉ làm do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vậy trong trường hợp này, người lao động có được trả lương hay không, và việc tính lương nghỉ làm do thiên tai bão lũ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Phải nghỉ làm do bão lũ, người lao động vẫn được hưởng lương
Dưới tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nên nhiều nơi phải cho người lao động nghỉ việc tránh bão nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi phải ngừng việc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 99 sau đây sẽ được trả lương:
“1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Theo đó, có thể thấy, trường hợp người lao động phải ngừng việc vì thiên tai theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận như sau:
– Nếu người lao động nghỉ làm do ảnh hưởng của thiên tai nhưng vẫn có sự sắp xếp công việc từ doanh nghiệp (ví dụ: làm việc từ xa, làm việc bán thời gian), tiền lương sẽ được trả dựa trên khối lượng công việc thực tế mà người lao động đã thực hiện.
– Trong trường hợp người lao động nghỉ làm hoàn toàn do doanh nghiệp buộc phải đóng cửa vì bão lũ, cả hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận về tiền lương. Tuy nhiên, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
– Trường hợp ngừng việc ≤14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Trường hợp ngừng việc >14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do 02 bên thỏa thuận, tuy nhiên cần bảo đảm lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
2. Mức lương tối thiểu vùng hiện nay
Việc người lao động nghỉ làm do thiên tai, bão lũ nhưng vẫn được trả mức lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng là một quyền lợi đáng chú ý. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng tại Việt Nam được quy định tại Nghị định Nghị định 74/2024/NĐ-CP, trong đó chia các khu vực thành 4 vùng với các mức lương tối thiểu khác nhau. Cụ thể:
– Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng
– Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng
– Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng
– Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng
>>> Xem thêm:
Phần mềm kế toán cho Quỹ Phòng chống thiên tai
3. Doanh nghiệp có được yêu cầu người lao động đi làm bù sau khi khôi phục hoạt động không?
Bộ luật Lao động 2019 hiện hành không quy định về việc người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải đi làm bù sau khi hết thời gian ngừng việc.
Điều này có nghĩa là người sử dụng lao động không thể ép buộc người lao động đi làm bù cho những ngày đã nghỉ do ngừng việc.
Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ, nhưng cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
– Phải có sự đồng ý của người lao động.
– Thời gian làm thêm không vượt quá 50% số giờ làm việc trong 1 ngày. Nếu làm việc theo tuần, tổng thời gian làm việc và làm thêm không được quá 12 giờ mỗi ngày và không quá 40 giờ trong 1 tháng.
– Số giờ làm thêm trong năm không vượt quá 200 giờ.
– Sau mỗi đợt làm thêm nhiều ngày liên tiếp trong tháng, người lao động phải được bố trí nghỉ bù tương ứng với thời gian đã làm thêm.
Nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ theo yêu cầu, họ sẽ được trả lương theo mức quy định cho làm thêm giờ.
Nghỉ làm do thiên tai, bão lũ là một tình huống bất khả kháng mà cả doanh nghiệp và người lao động đều không mong muốn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và duy trì sự hoạt động ổn định, việc thỏa thuận và áp dụng đúng các quy định về tiền lương là vô cùng quan trọng. Người lao động cần nắm rõ quyền lợi của mình, trong khi doanh nghiệp cũng cần có chính sách minh bạch để đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ lao động.
Ngoài ra, để được trải nghiệm thử miễn phí phần mềm quản lý tiền lương nhân sự ACMan, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Fanpage: Công ty Cổ phần ACMan
Công ty cổ phần phát triển công nghệ ACMan
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn