Trong công việc kinh doanh, có đôi khi các doanh nghiệp sẽ phát sinh việc phải thanh lý một tài sản cố định nào đó. Nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp là một phạm trù kiến thức đơn giản, tuy nhiên không phải kế toán nào cũng biết. Trong bài viết này, ACMan xin được chia sẻ về khái niệm và cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi thanh lý tài sản cố định. Hi vọng có thể phần nào giúp các bạn kế toán xử lý được nghiệp vụ này.
1/ Quy định về việc thanh lý TSCĐ:
Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về 3 trường hợp được coi là thanh lý tài sản cố định, bao gồm:
– Tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa.
– Tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khi doanh nghiệp giải thể, sát nhập, nhượng bán.
Lưu ý: Trường hợp phá dỡ tài sản cố định cũng được xem là thanh lý tài sản cố định.
2/ Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định có phải đóng thuế TNDN không?
Theo quy định tại 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC đã quy định rất rõ ràng về các khoản thu nhập chịu thuế TNDN.
Cụ thể, với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác thì được xác định như sau:
“Khoản thu nhập bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.”
Căn cứ quy định trên thì khoản thu nhập từ thanh lý tài sản được xác định là khoản thu nhập chịu thuế khác. Khoản thu này sẽ doanh nghiệp kê khai nộp thuế TNDN theo quy định.
Trường hợp khi thanh lý tài sản nếu bị lỗ thì khoản lỗ này được tổng hợp trừ vào khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3/ Thanh lý tài sản cố định có phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất”
Như vậy, khi công ty bán thanh lý tài sản cố định thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng giao cho khách hàng.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với Tài sản cố định thanh lý, đơn vị thực hiện theo quy định của Thông tư 219/2013/TT-BTC.
4/ Thủ tục thanh lý tài sản cố định
Khi doanh nghiệp thanh lý TSCĐ cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:
– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Quyết định Thanh lý TSCĐ.
– Biên bản kiêm kê tài sản cố định
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Biên bản thanh lý TSCĐ
– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
– Hóa đơn bán TSCĐ
– Biên bản giao nhận TSCĐ
– Biên bản hủy tài sản cố định
– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
5/ Hướng dẫn cách hạch toán định khoản khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ. . . Các bạn hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ như sau:
a/ Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Số thu nhập chưa Có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
b/ Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
c/ Đồng thời, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá)
Lưu ý: Việc hạch toán việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định vô hình được quy định như hạch toán nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hữu hình.
Trên đây, ACMan vừa chia sẻ cùng các bạn thủ tục và cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi thanh lý tài sản cố định. Vì có rất nhiều TSCĐ có giá trị lớn nên các bạn kế toán cần chú ý để tránh nhầm lẫn trong công việc.
Để quản lý dữ liệu tài chính kế toán cho doanh nghiệp tốt hơn, quý khách hàng cũng có thể triển khai phần mềm kế toán ACMan cho đơn vị của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:
Website: acman.vn
Hotline: 0966 04 34 34
Điện thoại: 1900 63 66 85
Email: sales@acman.vn