Những việc kế toán cần phải làm đầu năm 2020

Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Những việc kế toán cần phải làm đầu năm 2020

   Thời điểm cuối năm và đầu năm, kế toán viên thường bận rộn với các loại báo cáo, sổ sách,… Trong bài vài viết dưới đây, ACMan sẽ giúp các bạn tổng hợp lại những công việc quan trọng mà kế toán cần làm vào thời điểm đầu năm mới 2020 nhằm hỗ trợ quý doanh nghiệp có một năm 2019 kết thúc viên mãn cũng như một khởi đầu thuận lợi cho năm 2020.

1. Nộp thang, bảng lương cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

   Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2020, lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng từ 150.000 đồng/tháng đến 240.000 đồng/tháng tùy từng vùng so với lương tối thiểu vùng năm 2019.

nhung-cong-viec-ke-toan-can-lam-nam-2020

Theo đó, các doanh nghiệp đang sử dụng bảng lương với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì phải tiến hành lập lại thang, bảng lương.

Căn cứ Khoản 6 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho tập thể người lao động tại công ty và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện. Đồng thời nộp thang lương, bảng lương mới tại Phòng Lao động và Thương binh – Xã hội.

Đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo để chủ sở hữu cho ý kiến trước khi tiến hành thực hiện.

Như vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện việc lập lại thang, bảng lương và nộp lại thang, bảng lương đến Phòng Lao động và Thương binh – Xã hội ngay khi Nghị định 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

2. Thông báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội

   Mức lương tối thiểu vùng sẽ được dùng làm một trong những căn cứ tính đóng BHXH cho người lao động. Mức lương tối thiểu vùng tăng đồng nghĩa với mức đóng BHXH tối thiểu của người lao động cũng sẽ tăng theo. Do đó, nếu doanh nghiệp nào có mức tiền lương tính đóng BHXH thấp hơn mức tiền lương tính đóng BHXH thì cũng phải thông báo tăng mức đóng BHXH ngay khi Nghị định 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ thông báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ sau:

Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ý tế (Mẫu TK1-TS),
  • Trường hợp mà người lao động được hưởng quyền lợi Bảo hiểm ý tế cao hơn: cần bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Đối với người sử dụng lao động:

  • Tờ khai các đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ý tế (Mẫu TK3-TS);
  • Danh sách lao động tham gia BHYT, BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS);
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Kê khai và nộp tiền thuế môn bài

   Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC, thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Như vậy, ngày 30/01/2020 là ngày cuối cùng để doanh nghiệp thực hiện việc nộp lệ phí môn bài.

Trong trường hợp người nộp lệ phí mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.

4. Nộp báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

   Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, và Điều 18 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.

Như vậy, trước ngày 15/01/2020, doanh nghiệp phải nộp báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 đến Sở Lao động và Thương binh – Xã hội theo Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư 28.

5. Báo cáo về việc sử dụng chứng từ khấu trừ tự in

   Theo Điều 5 Thông tư 37/2010/TT-BTC, hàng quý, tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ tự in trên máy vi tính phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ với cơ quan thuế nơi đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ tự in chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Như vậy, chậm nhất là ngày 30/1/2020, doanh nghiệp phải thực hiện xong việc báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ tự in trên máy tính của quý IV năm 2019.

6. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV năm 2019

   Theo nội dung tại Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC bổ sung Điều 12a vào sau Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Như vậy, ngay trong quý IV năm 2019 hoặc chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý I năm 2020, tức chậm nhất vào ngày 30/01/2020, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý IV năm 2019.

7. Báo cáo về tình hình biến động lao động trong tháng 12/2019 (nếu có)

   Theo Khoản 2 Điều 16, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trước ngày 03 hằng tháng, DN phải thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).

Như vậy, trước ngày 03/01/2020, doanh nghiệp phải hoàn thành xong việc báo cáo tình hình biến động lao động của tháng 12/2019.

8. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 12/2019

   Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Mục 10 Công văn 1839/TCT-CS, doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hoặc đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn, gian lận thuế thì phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất vào 20/01/2020.

9. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 12/2019

   Theo Điểm a Khoản 2 Điều 11 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC, doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng thì phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, chậm nhất vào ngày 20 tháng liền kề. Theo đó, chậm nhất là ngày 20/01/2020, những doanh nghiệp này phải thực hiện xong việc nộp hồ sơ khai thuế GTGT của tháng 12/2019.

10. Nộp tờ khai thuế TNCN tháng 12/2019

   Theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC, trong tháng, nếu doanh nghiệp có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau. Theo đó, chậm nhất là ngày 20/01/2020, doanh nghiệp phải thực hiện xong việc nộp hồ sơ khai thuế TNCN của tháng 12/2019.

Quy định này được áp dụng đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức khai thuế theo tháng, nếu trong tháng doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không cần phải nộp tờ khai của tháng đó.

11. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2020

   Theo Khoản 1 Điều 7, Điều 16 và Khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích đóng BHYT, BHXH bắt buộc, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN; đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, chậm nhất đến 31/01/2020, doanh nghiệp phải hoàn thành việc trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng 01/2020 cho người lao động.

12. Nộp kinh phí công đoàn tháng 01/2020

   Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp dù có hay chưa có tổ chức Công đoàn cũng phải đóng kinh phí Công đoàn mỗi tháng một lần vào cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, mức đóng là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Như vậy, ngày 31/01/2020 cũng là hạn chót để đóng khoản phí này tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận, huyện nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

13. Nhanh chóng triển khai hóa đơn điện tử

   Vào ngày 30/09/2019, Bộ tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC. Theo đó thì thời hạn cùng cuối để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử là vào ngày 01 tháng 11 năm 2020.

Các doanh nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn thậm chí sẽ phải hoàn thành việc chuyển đổi ngay trong năm 2019. Do đó, quý khách hàng nên nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi cho doanh nghiệp của mình.

Nếu quý khách vẫn đang phân vân chưa biết sử dụng phần mềm HDDT nào thì phần mềm HDDT AC-Invocie có thể giúp đỡ quý doanh nghiệp giải quyết triệt để vấn đề này.

Trên đây là một số điểm lưu mà các kế toán cần phải làm cho đầu năm tài chính 2020. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất, xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Website: acman.vn
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo