Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ lương khoán

Rate this post

Hợp đồng giao khoán nhân công với một lao động hoặc một nhóm người lao động đang là giải pháp mà khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tùy vào từng trường hợp ký kết hợp đồng mà cách tính thuế thu nhập cá nhân từ lương khoán sẽ khác nhau. Trong bài biết này, ACMan sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề trên

Trường hợp ký hợp đồng giao khoán nhân công với một nhóm người lao động thì sẽ có một người đại diện nhóm đứng ra làm việc với Doanh nghiệp. Khi đó người này được gọi là đội trưởng và được các thành viên trong nhóm ủy quyền thực hiện các công việc liên quan đến nhóm.

1/ Hợp đồng giao khoán là gì?

cach-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-tu-luong-khoanHợp đồng giao khoán (còn gọi là hợp đồng khoán việc) là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán (công việc thường mang tính thời vụ, ngắn hạn). Sau khi hoàn thành công việc, bên nhận giao khoán bàn giao cho bên giao khoán để nhận một khoản tiền thù lao đã thỏa thuận.

Hợp đồng giao khoán nhân công có thể được thực hiện ở các​ dạng như sau:

– Dạng 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán việc với từng người lao động. Khi đó Kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.

– Dạng 2: Doanh nghiệp Ký hợp đồng giao khoán với một nhóm người lao động (ký với tất cả các thành viên trong nhóm). Nhưng có một người đại diện nhóm và được các cá nhân trong nhóm ủy quyền cho người đại diện này thực hiện các giao dịch với Doanh nghiệp.

– Dạng 3: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện (Người này có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán). Trường hợp này người đại diện nhóm như một cá nhân kinh doanh.

2/ Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ lương khoán trong từng trường hợp

a/ Căn cứ pháp lý

– Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thu nhập cá nhân.

– Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn thuế Thu nhập cá nhân quy định phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

b/ Trường hợp 1: Ký hợp đồng giao khoán nhân công với từng người lao động

Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với từng cá nhân, khi đó Kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.

Hồ sơ gồm:

– Hợp đồng giao khoán nhân công,

– Hồ sơ lao động,

– Bảng chấm công,

– Bảng thanh toán tiền lương,

– Thực hiện đăng ký MST cho từng người lao động.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân: Tính theo biểu thuế toàn phần 10% trên thu nhập và không được giảm trừ

b/ Trường hợp 2: Ký hợp đồng giao khoán nhân công với một nhóm người lao động

Đây là trường hợp doanh nghiệp ký với tất cả các thành viên trong nhóm. Nhưng có một người đại diện nhóm và được các cá nhân trong nhóm ủy quyền cho người đại diện này thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp.

Trường hợp này người đại diện của nhóm sẽ là người đứng ra giao dịch với doanh nghiệp. Cung cấp danh sách nhân sự nhóm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng giao khoán với từng cá nhân trong nhóm.

Người đại diện nhóm có trách nhiệm:

– Theo dõi lao động trong nhóm;

– Chấm công;

– Lập bảng thanh toán tiền lương theo lương đã thỏa thuận trong hợp đồng giao khoán, cá nhân trong nhóm nhận lương phải ký nhận đầy đủ;

– Nhận tiền lương theo bảng lương và trả lại cho từng cá nhân trong nhóm;

– Gửi lại toàn bộ hồ sơ trên cho doanh nghiệp để doanh nghiệp là căn cứ tính vào chi phí được trừ.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân: Trước khi trả tổng lương của nhóm cho người đại diện nhóm, kế toán phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu toàn phần 10%.

>>> Xem thêm:

Thu nhập cá nhân từ tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi cho thuê nhà

c/ Trường hợp 3: Ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện

Trong trường hợp này, người đại diện có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán, doanh nghiệp không cần danh sách những cá nhân lao động trong nhóm. Người đại diện nhóm lúc này giống như một cá nhân kinh doanh.

Cách Tính thuế thu nhập cá nhân: Quy định về Cá nhân kinh doanh được hướng dẫn chi tiết tại thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 về việc tính thuế với cá nhân kinh doanh. Cụ thể kế toán phải xuất hóa đơn tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1 %; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Lưu ý: Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh (hoặc 1 đại diện nhóm kinh doanh) có mức doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN.

Nếu tổng doanh thu trong năm của người đại diện trên 100trđ/năm. Người đại diện có thể thay mặt nhóm lao động của mình đến cơ quan thuế đề nghị được cấp hóa đơn lẻ theo số tiền trong hợp đồng khoán. Khi đó cơ quan thuế sẽ khấu trừ thuế GTGT và thuế TNCN theo một trong các lĩnh vực ngành nghề trên.

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ cùng các bạn cách tính thuế thu nhập cá nhân từ lương khoán theo từng trường hợp cụ thể. Hi vọng có thể giúp các bạn kế toán trong công việc của mình.

Để việc quản lý dữ liệu kế toán được hiệu quả hơn, quý khách hàng có thể ứng dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Phòng kinh doanh công ty ACMan

Website: acman.vn

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo