Email

info@acman.vn

Hotline

0966 04 34 34

Địa chỉ

Tầng 6, Số Nhà 28, Ngõ 460 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. Home
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. Quy định pháp luật về việc doanh nghiệp xử lý nhân viên làm việc kém…

Quy định pháp luật về việc doanh nghiệp xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quả

Mục Lục
5/5 - (1 vote) cảm ơn bạn thích bài viết

Khi người lao động làm việc kém hiệu quả thì có thể bị doanh nghiệp xử lý thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp xử lý vi phạm không đúng với quy định của pháp luật, dẫn đến những tranh chấp giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong bài viết này, ACMan xin được chia sẻ tới các bạn đọc Quy định pháp luật về việc doanh nghiệp xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quả.

1. Cách 1: Xử lý kỷ luật lao động

Quy định pháp luật về việc doanh nghiệp xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quảTheo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Theo đó, người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc do người sử dụng lao động phân công. Trường hợp không hoàn thành công việc do lỗi chủ quan từ phía người lao động gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung, người sử dụng lao động có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đó.

Căn cứ Điều 124 và Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có thể xử lý kỷ luật đối với nhân viên có hiệu quả làm việc yếu kém theo một trong các  hình thức sau:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương: Thời gian tối đa không quá 06 tháng.

– Cách chức: Áp dụng với người lao động đang giữ chức vụ trong doanh nghiệp.

– Sa thải: Chỉ áp dụng với trường hợp người lao động đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức, chưa được xóa kỷ luật mà còn tái phạm.

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, để có thể xử lý kỷ luật đối với người lao động làm việc kém hiệu quả thì trước đó doanh nghiệp phải ghi nhận lỗi không hoàn thành công việc được giao trong nội quy lao động thì mới được tiến hành xử lý kỷ luật.

Trường hợp nội quy lao động không quy định mà tự ý xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 20 – 40 triệu đồng (theo điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Việc xử lý kỷ luật cũng cần đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.  Doanh nghiệp không được tùy tiện ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động làm việc kém hiệu quả. Nếu vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

>>> Xem thêm:

Quy định về thời gian thử việc tối đa theo Bộ luật Lao động 2019

Các loại phụ cấp theo lương của người lao động theo quy định hiện nay

2. Cách 2: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động hiện hành, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

Nhờ quy định này, doanh nghiệp có thể xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quả bằng cách chấm dứt hợp đồng lao động với người đó.

Lúc này, căn cứ Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp phải ra thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người đó. Đồng thời, cũng cần đảm bảo thời gian báo trước cho người lao động theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019:

– Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Được báo trước ít nhất 45 ngày.

– Người làm việc theo hợp đồng từ 12 đến 36 tháng: Được báo trước ít nhất 30 ngày.

– Người làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng: Được báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Lưu ý:

– Để chấm dứt hợp đồng lao động vì lỗi thường xuyên không hoàn thành công việc, doanh nghiệp phải ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc, trong đó xác định các tiêu chí đánh giá một cách chi tiết, cụ thể.

– Quy chế này phải được quy định từ trước và phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp trước khi ban hành.

– Nếu không ban hành quy chế đánh giá thì người sử dụng lao động sẽ không có cơ sở  để xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc dù thực tế họ làm việc không hiệu quả.

– Trường hợp không ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên làm việc kém hiệu quả, người sử dụng lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

– Lúc này, ngoài việc phải nhận người lao động trở lại làm việc, doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động một khoản bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái luật (theo Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019).

Trên đây là một vài tóm lược của ACMan về các quy định pháp luật liên quan tới việc doanh nghiệp xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quả. Tùy vào mức độ không hoàn thành công việc của mỗi nhân viên mà doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt các cách trên để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động cũng như tránh được các rủi ro về pháp luật không đáng có.

Bên cạnh đó, để doanh nghiệp quản lý tiền lương nhân sự một cách toàn diện, rõ ràng và chính xác thì việc áp dụng một giải pháp quản lý chuyên nghiệp như phần mềm kế toán tích hợp quản trị nhân sự ACMan là điều cần thiết. Để được trải nghiệm thử miễn phí sản phẩm, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

Website: acman.vn

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: sales@acman.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận tư vấn về phần mềm ACMan

Tác giả

Thực Hiện Bởi : acman.vn

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Liên hệ tư vấn

Đăng ký ngay, không bỏ lỡ

Thông tin hữu ích mới nhất mỗi tuần: Bài viết chuyên gia, Thư mời hội thảo, Báo cáo chuyên ngành, eBook…
Công ty ACMANTư vấn
Lên đầu trang
Nghỉ lễ 10-3

Đăng ký tư vấn

Vui lòng điền thông tin sau. ACMan sẽ liên hệ với bạn trong 24h làm việc