Quản lý tiền lương là gì và cách xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp

4.9/5 - (19 vote) cảm ơn bạn thích bài viết

Việc kiểm soát tốt tiền lương sẽ giúp đơn vị sử dụng hiệu quả sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý cần phải am hiểu đặc điểm về lao động tiền lương, khái niệm quản lý tiền lương là gì và những sai phạm thường gặp cũng như những thủ tục kiểm soát lao động tiền lương.

Trong bài viết này, ACMan sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm quản lý tiền lương là gì và cách xây hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp.

1/ Khái niệm quản lý tiền lương là gì?

quan-ly-tien-luong-la-giTiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động và là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị của sản phẩm, dịch vụ do đơn vị tạo ra. Chính vì vậy, tiền lương là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như người lao động, người sử dụng lao động… Thông thường tiền lương bao gồm lương cơ bản và các khoản tiền thưởng theo doanh số, tiền làm thêm giờ, tiền tăng ca…

Hiểu một cách đơn giản, quản lý tiền lương là một khâu trong quản trị nhân sự. Đó là quá trình thực hiện việc trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp. Việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động và sự gắn kết của nhân viên với công ty.

Các bạn cũng cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản sau:

– Tiền lương cấp bậc là tiền lương áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của công nhân.

–  Hệ số tiền lương cấp bậc theo những quy định của Nhà nước là căn cứ để doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho người lao động theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.

Mức lương là lượng tiền trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông thường, Nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng.

– Thang lương là quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các vị trí giống hoặc khác nhau theo trình tự và cấp bậc. Mỗi bậc trong thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương khác nhau so với tiền lương tối thiểu.

–  Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về mặt kỹ thuật và phải làm được gì về mặt thực hành.

Giữa các khái niệm trên có mối quan hệ chặt chẽ. Nhân viên hoàn thành tốt mức nào thì sẽ được xếp vào cấp bậc  lương tương ứng mức đó. Tất nhiên quyết định này chỉ được đưa ra sau khi hoàn thành quá trình đánh giá kỹ lưỡng, khoa học.

2/ Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

Quản lý tiền lương là gì và cách xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệpTheo khoản 4 điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, doanh nghiệp tiếp tục áp dụng thang lương bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP, NĐ số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức… Việc xây dựng thang lương, bảng lương được xác định theo các trình tự sau:

a/ Phân tích công việc

– Tiến hành thống kê đầu tư các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp.

– Thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể để xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu chuyên môn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, thể chất, điều kiện làm việc cần thiết của từng công việc.

b/ Đánh giá giá trị công việc

Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể được tập hợp thành nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm.

Các bước đánh giá giá trị công việc như sau:

– Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc chủ yếu về: kiến thức, kỹ năng, trí lực, thể lực và cường độ lao động, môi trường, trách nhiệm. Trong mỗi nhóm yếu tố công việc, doanh nghiệp xác định cụ thể các yếu tố thành phần theo các mức độ từ thấp đến cao. Các yếu tố công việc là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc trong doanh nghiệp.

– Lựa chọn các vị trí để đánh giá: trên cơ sở danh sách các yếu tố công việc, đánh giá giá trị công việc cho từng vị trí riêng biệt trong doanh nghiệp, đồng thời so sánh các yêu cầu chuyên môn của từng vị trí.

– Đánh giá và cho điểm các mức độ của các yếu tố để đánh giá và cho điểm các yếu tố thành phần theo các mức độ, trên cơ sở đó xác định thang điểm cho các yếu tố phù hợp với công việc.

– Cân đối thang điểm giữa các yếu tố nhằm đánh giá mức độ phức tạp hay giá trị của mỗi yếu tố trong tổng thể các yếu tố cấu thành công việc từ đó điều chỉnh lại thay đổi cho hợp lý.

c/ Phân ngạch công việc

Sau khi phân tích, đánh giá giá trị từng công việc, tiến hành nhóm các công việc có cùng chức năng và yêu cầu kiến thức, kỹ năng tương tự nhau. Mỗi nhóm công việc được quy định thành một ngạch công việc tùy theo tầm quan trọng của nhóm công việc theo trình tự phân ngạch công việc tiến hành theo các bước sau:

– Tập hợp các công việc riêng lẻ thành các nhóm công việc.

– Thiết lập các mức ngạch công việc và tiêu chuẩn phân ngạch.

– Quy định một ngạch công việc cho mỗi nhóm công việc.

d/ Thiết lập thang lương, bảng lương cho từng ngạch công việc

Xây dựng hệ thống thang lương bảng lương

Thiết lập thang lương bảng lương trên cơ sở các thông tin thu thập được và các yếu tố ảnh hưởng đã xem xét, việc thiết lập quản lý tiền lương được tiến hành theo trình tự sau:

– Xác định các ngạch lương trong doanh nghiệp thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc.

– Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ưu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang lương, bảng lương.

– Quy định mức lương theo ngạch và theo bậc.

Đây là các bước quản lý tiền lương cơ bản theo hướng dẫn của pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế doanh nghiệp đôi khi sẽ phát sinh thêm nhiều phương pháp quản lý tiền lương khác tùy theo đặc thù của doanh nghiệp đó.

Để việc xây dựng thang bảng lương và quản lý tiền lương được đầy đủ và chính xác nhất, chúng tôi khuyến nghị quý khách hàng nên sử dụng các phần mềm nhân sự và quản lý tiền lương  chuyên nghiệp như phần mềm ACMan HMR cho đơn vị của mình. Với tính năng tùy biến trong xây dựng thang bảng lương cùng nhiều tính năng vượt trội khác ACMan HMR tự tin là công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường phát triển và thành công.

Xem thêm:

Phương pháp học cho những người chưa biết gì về kế toán

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ lương khoán, hợp đồng giao khoán

Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ cho các bạn khái niệm quản lý tiền lương là gì và cách xây hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp. Mọi thắc mắc cần tư vấn hay có nhu cầu muốn trải nghiệm thử miễn phí sản phẩm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp:

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

Group Hỗ trợhttps://www.facebook.com/groups/Acman.vn/

FanpageCông ty Cổ phần ACMan

Websiteacman.vn

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo