Mức xử phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội

5/5 - (1 bình chọn)

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo quyền lợi về chăm sóc sức khỏe ốm đau, bệnh tật và thai sản, được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất khi về già của người lao động. Do đó, các hành vi liên quan tới việc trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt rất nặng. Vậy các mức phạt với hành vi này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Mức xử phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hộiTrốn đóng bảo hiểm xã hội là một hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho quyền lợi của người lao động và ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo Khoản 10, Điều 2, Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia là hành vi trốn đóng BHXH.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/03/2020 quy định xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là căn cứ pháp lý mới nhất quy định về mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trốn đóng BHXH.

2. Mức xử phạt đối với trường hợp trốn đóng BHXH

Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH, BHTN hoặc có các hành vi vi phạm khác liên quan đến việc đóng BHXH, BHTN sẽ bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

a. Mức xử phạt đối với trường hợp trốn đóng BHXH

Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:

– Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

b. Mức phạt với một số hành vi liên quan khác

Cũng trong Nghị định 28/2020/NĐ-CP tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm khác liên quan đến BHXH, BHTN của người sử lao động.

Cụ thể các vi phạm và mức phạt đối với người sử dụng lao động như sau:

(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu:

– Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại Khoản 7, Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

– Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.

– Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu:

– Không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

(3) Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 nếu:

– Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

– Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.

– Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

Ngoài ra tại Điều 38 của Nghị định này còn quy định việc xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

>>> Xem thêm:

Hộ kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi cùng lúc được không?

3. Tái phạm trốn đóng Bảo hiểm xã hội bị xử phạt như thế nào?

Mức phạt đối với người sử dụng lao động tái phạm các hành vi vi phạm liên quan đến BHXH đặc biệt là trốn đóng BHXH theo luật nặng hơn rất nhiều so với vi phạm lần đầu.

Căn cứ vào Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) người sử dụng lao động tái phạm các vi phạm liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ chịu mức phạt như sau:

(1) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm (quy định tại Khoản 1, Điều này) đối với trường hợp gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm trong các trường hợp:  

– Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

(2) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm (quy định tại Khoản 2, Điều này) nếu thuộc các trường hợp:

– Phạm tội 02 lần trở lên.

– Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người.

– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại Điểm a hoặc Điểm b khoản 1 Điều này.

(3) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (quy định tại Khoản 3, Điều này) nếu:

– Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

– Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Tại Khoản 4, Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 còn nêu rõ người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1- 5 năm.

Trốn đóng BHXH, BHTN người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính rất nặng theo quy định. Không chỉ xử phạt hành chính người sử dụng lao động vi phạm ở mức độ nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù tới 7 năm.

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về các mức phạt liên quan tới hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định mới nhất hiện hành. Các doanh nghiệp cần lưu ý để tránh những rắc rối về pháp lý không đáng có.

Bên cạnh đó, để các tác quản lý tiền lương nhân sự được diễn ra một cách chính xác, khoa học và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể ứng dụng giải pháp phần mềm kế toán tích hợp quản lý tiền lương nhân sự ACMan của chúng tôi. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần ACMan

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo