Khi nghỉ thai sản có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Không ít người lao động vẫn thắc mắc khi nghỉ thai sản có phải đóng Bảo hiểm xã hội hay không. Nếu không đóng thì quyền lợi bảo hiểm có ảnh hưởng gì không? Tất cả câu trả lời sẽ được ACMan thông tin tới bạn đọc ngay trong bài viết sau đây.

1. Người lao động nghỉ thai sản có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Khi nghỉ thai sản có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?Theo điểm 1.8 khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời gian nghỉ thai sản như sau:

“1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.”

Theo đó, người lao động nghỉ chế độ thai sản sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc. Ngoài ra, người này cũng không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Lúc này, cơ quan BHXH sẽ đứng ra đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.

Tuy nhiên, đối với trường hợp đã nghỉ làm trước khi sinh con hoặc đang nghỉ hưởng chế độ thai sản mà nghỉ việc thì người lao động có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được tự lựa chọn mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện, sau đó mỗi tháng đóng 22% mức lương đó cho quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Nghỉ thai sản có được tính hưởng BHXH không?

Theo điểm 1.8 khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH, dù không phải đóng BHXH nhưng những người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là đang tham gia BHXH.

Như vậy, thời gian nghỉ thai sản sẽ được cộng nối với thời gian đóng BHXH bắt buộc trước đó của người lao động. Tuy nhiên, quyền lợi này chỉ áp dụng đối với người lao động chịu sự quản lý của doanh nghiệp.

Bởi theo điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là đã đóng BHXH.

Ngay cả trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và công ty không tiến hành gia hạn hợp đồng thì thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn sẽ không được tính là tham gia BHXH.

Do đó, nếu nghỉ việc trước khi sinh con hoặc hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian nghỉ thai sản thì người lao động sẽ không được tính là đã đóng BHXH. Lúc này để đảm bảo liên tục cho quá trình tham gia BHXH, người lao động có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Lưu ý: Việc tham gia BHXH tự nguyện chỉ góp phần tích lũy thêm thời gian đóng để đảm bảo quyền lợi về lương hưu và chế độ tử tuất sau này cho người lao động. Bảo hiểm xã hội tự nguyện không chi trả chế độ thai sản, ốm đau như trường hợp đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Thuê người đã nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân hay không?

Các khoản tiền lương tính và không tính đóng bảo hiểm xã hội

3. Chưa nghỉ hết thời gian thai sản, đi làm sớm có phải đóng Bảo hiểm xã hội?

Theo điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản thì kể từ thời điểm người này đi làm, cả lao động nữ và người sử dụng đều phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Còn thời gian hưởng chế độ thai sản trước đó cho đến khi đi làm vẫn được tính là thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ sau này.

Việc đi làm sớm sẽ đem lại cho người lao động một khoản thu nhập đáng kể nhưng đồng thời cũng không làm hạn chế quyền lợi về trợ cấp thai sản của người lao động.

Bởi trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định, tức vẫn được nhận đủ 06 tháng trợ cấp thai sản.

Lưu ý, để có thể đi làm sớm sau sinh thai sản, người lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện được tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:

– Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

– Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý cho đi làm lại.

– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc người lao động đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người đó.

Dẫu vậy, trường hợp đi làm sớm sau sinh sẽ gặp phải một thiệt thòi là không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Như vậy, ACMan vừa gửi tới các bạn một số quy định liên quan tới chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ thai sản. Hi vọng có thể giúp ích cho các bạn kế toán cũng như người lao động. Bên cạnh đó, để công tác quản lý kế toán – tiền lương – nhân sự được chính xác và hiệu quả nhất, các doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm kế toán tiền lương nhân sự ACMan của chúng tôi. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần ACMan

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo