Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại

Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách hàng. Việc nhập liệu kế toán – hạch toán khoản chiết khấu thương mại như thế nào là một vấn đề mà nhiều kế toán doanh nghiệp rất quan tâm. Trong bài viết này, ACMan sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát nhất về cách hạch toán chiết khấu thương mại.

1/ Khái niệm chiết khấu thương mại

hach-toan-chiet-khau-thuong-maiTheo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), thì: Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

2/ Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế giá trị gia tăng, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

(Theo khoản 2.5 phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC)

3/ Chế độ kế toán và nguyên tắc áp dụng

a/ Chế độ kế toán

– Nếu Doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ Thông tư 200 thì hạch toán Khoản Chiết khấu thương mại vào TK: 521 (5211, 5213)

– Nếu Doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ Thông tư 133 thì hạch toán Khoản Chiết khấu thương mại vào TK: 511

b/ Nguyên tắc hạch toán

Theo điều 81 của thông tư 200/2014/TT-BTC thì: Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:

Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại - ảnh 2Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản 5211, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).

Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:

– Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;

– Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.

4/ Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại

Tùy vào từng trường hợp mà cách hạch toán có thể sẽ khác nhau. Sau đây, ACMan xin được giới thiệu cùng các bạn 4 trường hợp thường gặp khi hạch toán giảm giá bán hoặc chiết khấu thương mại.

a/ TH1: Mua một lần được chiết khấu thương mại ngay

Tức là trên hóa đơn giá trị gia tăng ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

– Bên bán: hạch toán chiết khấu thương mại Bên bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn

Có 511: Tổng số tiền (chưa có thuế)

Có 3331: Thuế GTGT

– Bên mua: hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng

Nợ TK: 156: Tổng số tiền (chưa có thuế)

Nợ TK: 1331: Thuế GTGT

Có TK: 111, 112, 331: Số tiền trên hoá đơn

– Trường hợp này thì khi hạch toán không phản ánh khoản chiết khấu thương mại. Vì số tiền Chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (tức là trên hóa đơn là giá đã giảm rồi) nên các bạn hạch toán theo số tiền trên hóa đơn.

=> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

b/ TH2: Mua hàng nhiều lần mới được chiết khấu

Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại - ảnh 3Nếu mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Như vậy: Trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) sẽ thể hiện khoản chiết khấu và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn.

c/ TH3: Số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền bán hàng.

Trong trường hợp số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần chiết khấu đó.

d/ TH4: Số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng hóa

Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

Dựa vào hoá đơn điều chỉnh các bạn hạch toán như sau:

* Bên bán: Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm

Có TK 131, 111, 112 …

* Bên mua:

Chú ý: Trường hợp điều chỉnh vào cuối kỳ thì Bên mua thì cần chú ý 3 trường hợp như sau nhé:

– Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

– Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK 632: Giảm giá vốn.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

– Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi giảm chi phí tương ứng:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK 154, 642 … : Giảm chi phí tương ứng.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

– Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

* Lưu ý: Nếu Doanh nghiệp bạn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

– Hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

– Hạch toán doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Trên đây, ACMan vừa giới thiệu cho các bạn toàn bộ nội dung về cách hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng hóa. Để biệt nhập liệu được thuận tiện, chính xác và khoa học hơn, các bạn có thể áp dụng phần mềm kế toán ACMan cho doanh nghiệp của mình.

Mọi thắc mắc về sản phẩm hay cần tư vấn về thuế và công tác tổ chức kế toán, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần Phát triển Công Nghệ ACMAN

Điện thoại: 190063 66 85

Hotline/Zalo: 0966 04 34 34

Website: acman.vn

0/5 (0 Reviews)

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo