Hạch toán góp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định

5/5 - (1 bình chọn)

Khi thực hiện góp vốn kinh doanh, người góp vốn có thể tham gia bằng nhiều hình thức. Trong đó hình thức góp vốn bằng tiền mặt và tài sản cố định là thường gặp nhất. Vậy tài sản cố định dùng để góp vốn là gì? Quy trình góp vốn bằng tài sản cố định thế nào? Hạch toán góp vốn kinh doanh bằng rài sản cố định ra sao? Mời quý độc giả hãy cùng ACMan tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tài sản cố định dùng để góp vốn là gì?

Hạch toán góp vốn kinh doanh bằng tài sản cố địnhKhi một tài sản được dùng để góp vốn vào công ty, thì tiên quyết, nó phải định giá được bằng đồng Việt Nam và thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người góp vốn.

Đồng thời, tài sản đó còn phải đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn cơ bản đối với tài sản cố định, gồm:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

– Có thời gian sử dụng trên 01 năm;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

2. Quy trình góp vốn bằng tài sản cố định

a. Định giá tài sản

Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

Có hai phương pháp định giá tài sản:

– Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá;

– Tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

b. Soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định

Hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định được chia làm hai loại phụ thuộc vào chủ thể góp vốn:

* Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh:

Theo khoản 13 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty Cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn bao gồm:

– Biên bản chứng nhận góp vốn;

– Biên bản giao nhận tài sản.

* Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định phải có:

– Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh;

– Hợp đồng liên doanh liên kết;

– Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);

– Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

c. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Thành viên góp vốn bằng tài sản của công ty TNHH, công ty hợp danh, cổ đông của công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014:

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không chịu lệ phí trước bạ;

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

– Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

* Lưu ý:

– Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

– Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

>>> Xem thêm:

Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định theo từng trường hợp

Hướng dẫn hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài

3. Hạch toán góp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định

a. Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá tăng tài sản vào thu nhập khác

Trong trường hợp này, kế toán ghi:

– Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

– Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

– Có các TK 211, 213, 217 (góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư)

– Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)

– Có TK 711 – Thu nhập khác (phần chênh lệch đánh giá tăng).

b. Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác

Trong trường hợp này, kế toán ghi:

– Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

– Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

– Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần chênh lệch đánh giá giảm)

– Có các TK 211, 213, 217 (góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư) Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho).

c. Hạch toán đối với bên nhận tài sản đi góp vốn

– Nợ TK 211: Theo nguyên giá đánh giá lại.

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ tới các bạn cách hạch toán góp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định và những quy định liên quan, hi vọng có thể giúp ích cho các bạn kế toán trong công việc hằng ngày.

Bên cạnh đó, các bạn kế toán có thể ứng dụng phần mềm kế toán ACMan với những tính năng ưu việt như: tự động nhập – xuất dữ liệu, tự động lập báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ,… Qua đó giúp nâng cao tối đa hiệu quả công việc, đảm bảo sự chính xác và an toàn của dữ liệu. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo