Thực hiện hóa đơn điện tử: Doanh nghiệp mới lo lắng, Doanh nghiệp cũ không mặn mà
So với hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử (HDDT) có ưu điểm rõ rệt khi kết xuất, theo dõi, lưu trữ, cũng như đối chiếu, kiểm tra, xác minh thông tin. Dù biết được những tiện ích này, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn ngại do dự khi thực hiện triển khai HDDT.
Quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử hiện nay
Theo lộ trình chuyển đổi của bộ Tài Chính thì bắt đầu từ sau ngày 1/11/2020, toàn bộ 100% doanh nghiệp trên cả nước sẽ phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang hình thức hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Nghị định số 119 quy định thời hạn 2 năm (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) để các doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để áp dụng hóa đơn điện tử.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 1/11/2018, thì được phép tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/10/2020, tuy nhiên vẫn phải thực hiện các thủ tục về hóa đơn như đã quy định của Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khi đối với các doanh nghiệp mới thành lập kể từ sau ngày 1/11/2018 thì bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Những vấn đề ngăn cản doanh nghiệp cũ chuyển đổi sang hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử giúp cho việc quản lý và lưu trữ thông tin được tiện lợi hơn cũng như mang lại hiệu quả cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp vướng mắc trong quá trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang HDDT. Đặc biệt là những vướng mắc về mặt pháp lý.
Cụ thể, việc Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa đã tạo điều kiện rất tốt cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dù có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn toàn áp dụng được do chưa có thông tư hướng dẫn.
Việc triển khai vẫn còn chưa bài bản nên gây khó cho doanh nghiệp, trong khi đó ngành Thuế lại chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Nếu trong quá trình phát hành hóa đơn điện tử mà có sai sót sẽ khiến cho các doanh nghiệp lúng túng, khó giải quyết. Trong khi hình thức áp dụng hóa đơn giấy truyền thống vẫn đang vận hành tương đối ổn định và các kế toán đã quen với hệ thống này. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chần chừ không muốn chuyển đổi sang HDDT.
Và những lo lắng của doanh nghiệp mới thành lập
Với các doanh nghiệp mới thành lập, bản thân họ phải giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau trước khi nghĩ tới hóa đơn điện tử. Đó là những bài toán về nhân sự, cơ sở vật chất, chương trình bán hàng,… và đặc biệt là vấn đề chi phí. Các doanh nghiệp mới cần một phần mềm hóa đơn điện tử có chi phí hợp lý, nhưng cũng phải uy tín, ít lỗi để giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến luật pháp.
Khác với doanh nghiệp đã hoạt động từ lâu, các doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 1/11/2018 thì bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Điều này thực sự đang gây nhiều khó khăn cho họ, nhất là với các đơn vị Start-up có số vốn thấp.
AC-Invoice – giải pháp tối ưu cho mọi doanh nghiệp
Nếu quý doanh nghiệp đang băn khoăn muốn lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín thì AC-Invoice có thể chính là câu trả lời mà các bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay.
Được phát triển bởi công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan – Đơn vị hàng đầu Việt Nam với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử, kê khai thuế,… cho hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước, AC-Invoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe về phần mềm hóa đơn điện tử cũng như đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo đúng Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC,…
Điểm vượt trội của phần mềm hóa đơn điện tử AC-Invoice so với những phần mềm hóa đơn điện tử khác đó là sản phẩm được tích hợp rất nhiều các chức năng nhưng lại cực kỳ dễ sử dụng, thích hợp với mọi đối tượng sử dụng từ kế toán chuyên sâu cho tới sinh viên mới ra trường. Đặc biệt, AC-Invoice cũng được tích hợp sẵn với phần mềm kế toán của ACMan giúp các bạn dễ dàng xuất hóa đơn và hoạch toán doanh thu.
Bên cạnh phần mềm, những vấn đề về nghiệp vụ của các doanh nghiệp cũng sẽ được chúng tôi giải quyết nhờ vào đội ngũ tư vấn viên giàu kình nghiệm và nhiệt huyết và có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi cam kết sẽ người đồng hành đáng tin cậy của quý doanh nghiệp trên con đường phát triển và thành công.
Phần mềm hóa đơn điện tử AC-Invoice cũng có giá thành cực kỳ cạnh tranh. Đặc biệt, để khích lệ và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp mới thành lập, ACMan đang có chính sách mua phần mềm HDDT tặng phần mềm kế toán cho doanh nghiệp mới. Giúp cho các doanh nghiệp này có thêm nhiều giải pháp quản trị tài chính – kế toán một cách toàn diện nhất. Đồng thời là hàng loạt chính sách ưu đãi khác cho các khách hàng lâu năm và khách hàng lớn.
Xem thêm:
- Doanh nghiệp phải chờ bao lâu sau khi đăng ký để được sử dụng hóa đơn điện tử?
- Hóa đơn điện tử phải xuất trình giấy tờ như thế nào khi vận chuyển hàng hóa
- Thế nào là lưu trữ hóa đơn điện tử đúng cách
- Những câu hỏi về hóa đơn điện tử thường gặp của bên mua
- Hướng dẫn điều chỉnh, hủy bỏ, lập lại hóa đơn điện tử đã xuất
Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những thông tin về chính sách ưu đãi phần mềm hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng và chính xác nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN
- Điện thoại: 1900 63 66 85; hotline 0966 04 34 34
- Email: sales@acman.vn – Website: acman.vn