Các công việc kế toán cần phải làm trong tháng 12/2022

5/5 - (1 vote) cảm ơn bạn thích bài viết

Cuối năm là thời điểm kế toán phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ chuẩn bị cho quá trình quyết toán thuế doanh nghiệp. Trong tháng 12/2022 này, những công việc nhân sự, kế toán nào cần được thực hiện? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây các bạn nhé.

Một số công việc nhân sự, kế toán quan trọng mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần tiến hành trong tháng 12/2022 như sau:

1. Khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo tháng

Các công việc kế toán cần phải làm trong tháng 12/2022Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo tháng, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế và nộp tiền thuế GTGT cho tháng 11 chậm nhất là vào ngày 20/12/2022 (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019).

Hồ sơ khai thuế:

Tùy thuộc vào phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT tháng theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

– Tính thuế theo phương pháp khấu trừ: áp dụng Mẫu 01/GTGT;

– Tính thuế theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế: áp dụng Mẫu 02/GTGT;

– Tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động xây dựng: áp dụng Mẫu 05/GTGT.

– Tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT (áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý): áp dụng Mẫu 03/GTGT;

– Tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: áp dụng Mẫu 04/GTGT.

Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý thì chưa phải nộp tờ khai và tiền thuế giá trị gia tăng trong tháng 12 này.

2. Khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng

Nếu doanh nghiệp trả thu nhập là tiền lương, tiền công (và các khoản thu nhập chịu thuế TNCN khác) cho người lao động mà có phát sinh việc khấu trừ thuế TNCN trong tháng 11 thì sẽ phải kê khai và nộp thuế TNCN thay cho người lao động theo tháng.

Trừ trường hợp doanh nghiệp trả thu nhập thuộc diện khai thuế GTGT theo quý và lựa chọn khai thuế TNCN theo quý thì chưa cần phải nộp hồ sơ khai thuế trong tháng 9 này. (Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP)

Việc khai và nộp thuế TNCN được tiến hành như sau:

– Hồ sơ khai thuế: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 05/KK-TNCN (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC)

– Thời hạn khai và nộp tiền thuế: Hạn chót để doanh nghiệp nộp tờ khai thuế và tiền thuế TNCN là vào ngày 20/12 (Thứ ba).

3. Khai thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Trừ trường hợp thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc theo từng lần phát sinh; hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ áp dụng nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế theo năm cho năm 2023, cụ thể như sau:

– Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo Mẫu số 01/CNKD (ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC).

– Thời hạn nộp hồ sơ: Chậm nhất là ngày 15/12/2022 (Thứ năm), trừ trường hợp hộ kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

– Thời hạn nộp tiền thuế: Theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.

(Căn cứ Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC và điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019)

4. Thông báo tình hình biến động lao động (nếu có) hằng tháng

Nếu trong tháng 11, doanh nghiệp/hộ kinh doanh có tăng hoặc giảm số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp/hộ kinh doanh thì phải thông báo tình hình biến động lao động cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính theo Mẫu số 29 (ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) trước ngày 03/12/2022 (Thứ bảy).

Bên cạnh đó, trường hợp trong tháng 12, doanh nghiệp/hộ kinh doanh giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

(Căn cứ Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)

>>> Xem thêm:

Phần mềm quản lý tiền lương nhân sự chuyên nghiệp và dễ sử dụng nhất

Phần mềm kế toán tích hợp hóa đơn điện tử ACMan

5. Báo cáo sử dụng lao động hằng năm

Trước ngày 05/12/2022, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I (ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP) và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp không thể báo cáo qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện để theo dõi.

(Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP)

6. Trích nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 12/2022

Tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho tháng 11 được doanh nghiệp trích nộp như sau:

– Doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) phải trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng, cụ thể là ngày 31/12 (Thứ bảy).

– Doanh nghiệp trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

(Căn cứ Điều 7, Điều 17 và Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)

7. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 12/2022

Doanh nghiệp tiến hành trích nộp kinh phí công đoàn tháng 12 như sau:

– Kinh phí công đoàn được trích đóng một lần vào mỗi tháng cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, tức là hạn chót đóng sẽ rơi vào ngày 31/12/2022 (Thứ bảy).

– Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Trong đó, quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH.

(Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Lưu ý: Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan tiếp nhận, nếu ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì doanh nghiệp có thể nộp vào ngày làm việc tiếp theo.

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về các công việc kế toán cần làm trong tháng 12/2022. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần thực hiện đầy đủ các công việc nêu trên để tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính không đáng có.

Bên cạnh đó, để việc quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp được tốt nhất, các bạn kế toán có thể thử ứng dụng giải pháp phần mềm kế toán online ACMan của chúng tôi. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Bình luận

Xem thêm

Contact Me on Zalo